Bệnh viêm nhiễm vùng kín là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nhóm bệnh phụ khoa có nguồn gốc từ viêm, nhiễm trùng liên quan đến cơ quan sinh dục ở phụ nữ. Những bệnh phổ biến nhất gồm viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm lộ tuyến, nhiễm nấm...
Theo chuyên gia, phần lớn phụ nữ sẽ mắc ít nhất một trong số các bệnh viêm nhiễm vùng kín trong suốt cuộc đời. Những bệnh này phổ biến nhất ở độ tuổi 15-44 và có thể tái phát nhiều lần. Chúng thường có những triệu chứng chung như tăng lượng, màu sắc hoặc mùi dịch tiết âm đạo bất thường, ngứa, kích ứng âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết âm đạo bất thường, đau buốt khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu, đau đớn vùng bụng dưới...
2 loại nước giúp phòng và cải thiện viêm vùng kín
Nhiều chị em không biết rằng việc uống nước lọc thường xuyên và rải rác suốt cả ngày cũng là thói quen tốt cho vùng kín. Bởi uống thiếu nước có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, bao gồm cả nhóm viêm nhiễm vùng kín. Nhưng nếu muốn tăng cường hiệu quả phòng ngừa và cải thiện nhóm bệnh này, chị em nên tận dụng 2 loại nước vừa ngon vừa tốt sau đây:
Trà hoa hồng là một loại thức uống không xa lạ với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ biết đến tác dụng làm đẹp và giúp ngủ ngon của nó mà không hay rằng nó cũng là "vũ khí" hiệu quả trong việc chống viêm vùng kín.
Trà hoa hồng có lợi cho cả sức khỏe và nhan sắc phụ nữ (Ảnh minh họa)
Theo y học cổ truyền, trà hoa hồng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giảm viêm, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm đau, lành tính cho sức khỏe phụ nữ. Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng loại đồ uống này có khả năng chống viêm rất cao. Một nghiên cứu vào năm 2013 tại Mỹ cũng chỉ ra rằng trà hoa hồng chứa nhiều anthocyanin, giúp kháng viêm mạnh mẽ.
Hoa hồng là nguồn cung cấp vitamin C, có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm. Ngoài ra, hoa hồng còn giàu vitamin B1, B2, K, beta-carotene và các hoạt chất như bioflavonoid, tannin và pectin giúp chống nhiễm trùng và giảm viêm, giúp phòng và cải thiện bệnh viêm nhiễm vùng kín.
Khi kết hợp với nước ấm, hoa hồng có đặc tính làm ẩm và làm ấm tử cung, cân bằng môi trường âm đạo và giảm viêm nhiễm. Ngoài ra, hoa hồng còn tốt trong việc tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, cải thiện chứng mất ngủ - đều là những yếu tố gây rối loạn nội tiết tố và tăng nguy cơ mắc viêm nhiễm vùng kín, bệnh phụ khoa.
Nước ép nam việt quất rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng nam việt quất có nhiều tác dụng bảo vệ vùng kín, bao gồm chống viêm, ngừa khuẩn và nấm men, bảo vệ hệ vi sinh vật âm đạo. Ngoài ra, nó cũng giúp cân bằng pH âm đạo và axit hóa nước tiểu, giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.
Nhờ có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn cao, sản phẩm này rất hiệu quả. Đặc biệt, chất “prostaglandin A” có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, đặc biệt là vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm mùi hôi và làm hồng vùng kín lâu dài. Chất này cũng giúp giảm nguy cơ ung thư, hạn chế đông máu và tốt cho chu kỳ kinh nguyệt.
Có nhiều cách để tiêu thụ nam việt quất để tận dụng tốt sức khỏe. Tuy nhiên, để phòng viêm nhiễm vùng kín, tốt nhất là uống nước ép nguyên chất, không thêm hoặc hạn chế đường. Bởi vì khi đó, cơ thể sẽ hấp thụ được tối đa chất “prostaglandin A”, kháng viêm cũng tốt hơn.
Nhưng
Đu đủ - loại quả là "kẻ thù" của khiến viêm nhiễm vùng kín
là loại quả dân dã, dễ kiếm, giá cũng rẻ nhưng đu đủ thực sự là “vũ khí bí mật” của những chị em muốn tránh xa viêm nhiễm vùng kín.
Không nên ăn hạt đu đủ để tránh gây khó chịu và ngộ độc (hình minh họa)
Với hàm lượng lớn vitamin C và E, đu đủ có thể hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Sự suy giảm miễn dịch cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm vùng kín. Ăn đu đủ thường xuyên không chỉ giúp phòng và cải thiện viêm nhiễm vùng kín mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh do suy giảm miễn dịch như cảm, cúm, viêm tai...
Đu đủ có khả năng hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên do chứa enzym papain. Enzyme này kích thích sản xuất cytokine trong cơ thể, giúp điều chỉnh viêm nhiễm.
Ngoài ra, beta carotene và 2 hợp chất papain, chymopapain có trong đu đủ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm tốt. Nó cũng cải thiện tuần hoàn máu, tăng thải độc từ cung, ổn định độ pH môi trường âm đạo. Đu đủ cũng được sử dụng trong Y học cổ truyền như một bài thuốc điều hòa rối loạn kinh nguyệt, và uống nước ép đu đủ xanh cũng được cho là cách giảm nấm, viêm nhiễm âm đạo và bảo vệ tử cung, chữa chậm kinh.
Tuy nhiên, khi ăn đu đủ cần lưu ý một số điều. Không nên ăn hạt đu đủ vì chúng chứa chất độc gọi là carpine. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều đu đủ chín vì có thể gây vàng da không mong muốn, chứa nhiều đường nên người đường huyết cao cần hạn chế. Không nên ăn đu đủ xanh khi đói và cũng không nên ăn vỏ đu đủ.