Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 850 triệu người trên thế giới bị bệnh thận, trong đó khoảng 10% số người này bị bệnh thận mạn. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 5 triệu người đang bị suy thận, khoảng 26.000 người bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo
Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Phó trưởng khoa Nội, kiêm Phó trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, lối sống và chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ tổng thể của con người và các cơ quan nội tạng trong cơ thể, trong đó có thận.
Người trẻ hiện nay thường có cuộc sống ít vận động, thường xuyên ngồi lâu và ăn nhiều đồ năng lượng cao, điều này có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, thừa cân và béo phì... Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn.
Bác sĩ Đào cho biết ngày nay, người trẻ thường thích ăn ngon mà không quan tâm đến tác động của chúng đối với sức khỏe. Các món ăn phổ biến mà giới trẻ thích bao gồm đồ ăn nhanh, chiên rán, nước ngọt có ga, và thực phẩm chế biến sẵn... Việc tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này có thể gây áp lực lớn cho thận và gan trong quá trình chuyển hóa.
Bác sĩ Đào giải thích rằng cơ thể cần nhận đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe. Việc ăn quá nhiều hoặc thiếu chất dinh dưỡng đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của cơ thể.
"Một chế độ dinh dưỡng không đảm bảo được sự cân đối hợp lý, hài hoà và không có hoạt động thể lực sẽ làm tăng nguy cơ của bệnh lý với mọi lứa tuổi. Trong đó, sẽ gia tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn, rối loạn chuyển hoá lipid, bệnh lý về gan và bệnh lý tuỵ…", bác sĩ Đào nói.
Ăn quá muối
Người trưởng thành ở Việt Nam đang tiêu thụ lượng muối gấp đôi so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Đa phần muối trong khẩu phần hàng ngày đến từ việc chế biến thực phẩm, nấu nấp và ăn uống.
Bác sĩ Đào cho biết rằng ăn quá muối sẽ gây áp lực lên thận. Vì thế, người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 3-4 gram muối mỗi ngày (tương đương 1 thìa cà phê). Việc ăn quá muối sẽ tăng huyết áp, gây lưu trương và tăng nguy cơ suy thận.
Doanh số kinh tế tăng, dư thừa thực phẩm khiến người ta tiêu thụ quá nhiều thực phẩm đạm và thực phẩm chế biến, ít ăn rau. Ngày nay, người trẻ thích ăn nhiều thịt hơn. Tập trung ăn quá nhiều thịt và ít ăn rau, hoa quả có thể gây rối loạn chuyển hoá, dẫn tới bệnh đái tháo đường, gút, tăng huyết áp và suy thận.
Suy thận mạn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Để hạn chế nguy cơ suy thận mạn tính, Bác sĩ Đào khuyên mọi người cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung rau củ, uống đủ nước, giảm muối, tập thể dục, và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh chế độ ăn và lối sống khoa học, chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là các bạn trẻ thường chủ quan không đi khám sức khỏe. Việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị các bệnh lý kịp thời, tránh suy thận mạn tính phát triển nặng nề.