Apple đang thử nghiệm quy trình sản xuất in 3D trên dòng sản phẩm Apple Watch. Hình ảnh đã được đăng tỷ: Bloomberg
Nhờ áp dụng kỹ thuật này, nhà sản xuất sẽ không phải cắt các mảng kim loại lớn ra thành hình dạng của sản phẩm nữa. Điều này giúp giảm thời gian sản xuất thiết bị và cũng làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách sử dụng ít vật liệu hơn.
Cách tiếp cận mới này có thể tối ưu hóa chuỗi cung ứng của Apple và khởi đầu một sự thay đổi quy mô lớn hơn. Nguồn tin nặc danh cho biết nếu thử nghiệm in 3D các linh kiện cho Apple Watch diễn ra suôn sẻ, công ty công nghệ hàng đầu này sẽ mở rộng quy trình này cho nhiều sản phẩm khác trong vài năm tới. Người phát ngôn của Apple từ chối bình luận về thông tin trên.
Kỹ thuật mới này sử dụng máy in 3D phun chất kết dính để tạo ra hình dạng tổng quát của thiết bị có kích thước thực tế. Bản in được tạo ra từ chất bột và sau đó trải qua quá trình thiêu kết.
Quy trình này sử dụng nhiệt và áp suất để biến vật liệu thành một loại tương tự như thép truyền thống. Sau đó, các chi tiết sẽ được gia công bằng phương pháp phay giống như quy trình trước đây.
Việc thông tin trên được công bố đã thúc đẩy giá cổ phiếu của các công ty in 3D như 3D Systems và Stratasys. Giá cổ phiếu của 3D Systems đã tăng lên tới 10%, trong khi Stratasys tăng 6,9%.
Theo thông tin, Apple và các nhà cung cấp đã lặng lẽ phát triển công nghệ này trong suốt ba năm qua. Trong những tháng gần đây, họ đã thử nghiệm quá trình này cho sản phẩm vỏ thép Apple Watch Series 9, dự kiến sẽ ra mắt vào ngày 12/9 tới. Theo Bloomberg, dòng đồng hồ thông minh năm nay sẽ được nâng cao hiệu suất và có vỏ mới, nhưng thiết kế bên ngoài phần lớn không thay đổi.
Ngoài ra, Apple cũng đang lên kế hoạch áp dụng quá trình này cho đồng hồ Ultra titan, nhưng việc chuyển đổi này sẽ được triển khai vào năm sau.
Sử dụng máy in 3D để chế tạo khung sẽ có lợi cho môi trường do chỉ cần sử dụng lượng kim loại cần thiết.
Apple đang lên kế hoạch sử dụng vật liệu mới để thay thế chất da trong việc tạo ốp điện thoại iPhone mới và phụ kiện khác, đồng thời hướng tới mục tiêu bền vững.
Thực hiện phép thử in 3D được nhóm thiết kế sản xuất của Apple thực hiện theo sự chỉ đạo của Phó chủ tịch Rob York. Việc chuyển từ sử dụng vỏ đồng hồ truyền thống sang vỏ đồng hồ in 3D đòi hỏi sự đầu tư lớn từ Apple và các nhà cung cấp. Tuy nhiên, điều này sẽ chứng minh khả năng đơn giản hóa quy trình sản xuất và có thể giúp giảm chi phí theo thời gian. Hiện tại, chi phí sản xuất vỏ đồng hồ theo phương pháp in 3D không khác biệt so với phương pháp truyền thống.
Hầu hết các vỏ Apple Watch hiện tại được làm bằng nhôm, không phải thép không gỉ. Trong quá trình sản xuất hàng loạt, công ty vẫn chưa đạt được bất kỳ bước tiến nào trong việc sử dụng vật liệu này để in 3D vỏ máy.
Sáng kiến này là một trong những trường hợp tiên phong trong việc sử dụng phương pháp phun chất kết dính để sản xuất hàng loạt một bộ phận kim loại có khối lượng lớn.
Trước đó, Apple đã thông báo về việc tổ chức lễ ra mắt các sản phẩm mới tại trụ sở chính ở Cupertino, California, vào ngày 12/9. Buổi sự kiện này sẽ được trực tuyến trên trang web của hãng. iPhone 15, Apple Watch thông minh và tai nghe AirPods sẽ là những sản phẩm mới nhất được giới thiệu trong sự kiện.
Apple sắp vượt mặt Samsung để trở thành thương hiệu smartphone lớn nhất thế giới