Chúng ta hiểu rằng sức khỏe của xương ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ. Nếu xương trở nên yếu hay loãng, sức khỏe của bạn sẽ không được duy trì ở mức tốt. Nguyên nhân này cũng gây ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ.
Trong việc bổ sung canxi, nhiều người thường nghĩ đến uống sữa, nhưng đối với những người không thể tiêu hóa lactose, việc ăn trái cây cũng là một cách tuyệt vời để giúp xương trở nên chắc khỏe.
Mận chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng tích cực đối với sức khỏe xương. Nghiên cứu đã chứng minh rằng mận có thể ngăn ngừa loãng xương và gãy xương.
Nguồn ảnh: Internet
Mận đã được xác nhận là một phương pháp can thiệp tiềm năng vào chế độ ăn toàn phần. Đầu năm 2021, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Advances in Nutrition, do Đại học bang Pennsylvania (PSU) dẫn đầu, đã tiến hành một thí nghiệm kéo dài 6-12 tháng đối với phụ nữ mãn kinh trên 50 tuổi sử dụng mận.
Kết luận cho thấy "Việc sử dụng khoảng 100 gam mận mỗi ngày trong một năm có thể cải thiện mật độ xương ở cẳng tay và cột sống thắt lưng, đồng thời làm giảm quá trình chuyển hóa xương."
Loãng xương là một căn bệnh mãn tính của xương tích tụ theo thời gian, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do mật độ xương giảm làm tăng nguy cơ gãy xương. Đây là loại bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ trung niên trên 50 tuổi.
Connie Rogers, Phó giáo sư khoa học dinh dưỡng tại trường, cho biết: "Sau mãn kinh, lượng hormone giảm có thể gây ra stress oxy hóa và viêm nhiễm, do đó làm tăng nguy cơ gãy xương".
Mặc dù "kẻ giết người thầm lặng" này thường được cho là có liên quan đến phụ nữ nhưng nghiên cứu về quả mận trên xương nam giới đã xuất hiện lần đầu tiên trên Tạp chí Thực phẩm Thuốc vào năm 2021. Ăn 10-12 quả mận mỗi ngày và duy trì trong ít nhất 1 năm là cách dễ dàng giúp nam giới bảo vệ mật độ xương của mình.
Nguồn ảnh: Internet
Theo giáo sư Mary Jane De Souza, chuyên gia về động học và sinh lý học, "Bất kỳ loại rau củ, hoa quả nào giàu axit phenolic, flavonoid, carotenoids... đều tốt cho sức khỏe xương".
Trong số năm chất bao gồm axit ascorbic, N-acetyl cysteine, L-selenomethionine, axit dihydrolipoic và vitamin E, axit dihydrolipoic (có nhiều trong mận khô) được cho là hiệu quả nhất trong việc giảm biểu hiện của các gen Nfe2I, Rankl, Mcp1, OPG và TNF- đối với tình trạng mất xương do bức xạ ion hóa. Mất xương có thể dẫn đến chứng loãng xương và là nguyên nhân chủ yếu gây ra hơn 8,9 triệu trường hợp gãy xương trên toàn thế giới mỗi năm.
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng việc ăn mận khô mỗi ngày có thể ngăn ngừa suy giảm mật độ khoáng chất của xương hông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi vì gãy xương hông có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và giảm chất lượng cuộc sống. Tác giả của nghiên cứu cũng cho biết rằng việc ăn mận khô cũng giúp bảo vệ khỏi nguy cơ gãy xương hông và duy trì sức mạnh của xương ở các vị trí khác trên cơ thể.
Mỗi ngày ăn bao nhiêu mận khô là đủ?
Các nhà nghiên cứu đã chia người tham gia thành ba nhóm khác nhau. Nhóm đối chứng không ăn mận khô, nhóm thứ hai ăn 5-6 quả mận khô mỗi ngày, và nhóm thứ ba tiêu thụ 10-12 quả mận khô mỗi ngày.
Lợi ích của việc ăn mận khô được chứng minh rõ nhất khi ăn khoảng 5-6 quả mỗi ngày, ăn nhiều hơn không mang lại thêm lợi ích.
Nguồn ảnh: Internet
Mận khô giúp cải thiện sức khỏe xương như thế nào?
Mận khô là nguồn cung cấp chất chống oxi hóa phong phú, hỗ trợ giảm viêm, trung hòa và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Đặc biệt, mận khô chứa nhiều polyphenol, có tác động tích cực đối với sức khỏe của xương.
Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mận chứa gấp đôi lượng chất chống oxy hóa polyphenol so với những loại trái cây khác, chẳng hạn như quả xuân đào và quả đào.
Các nghiên cứu trên động vật và trong phòng thí nghiệm đã phát hiện rằng polyphenol trong mận khô có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, cũng như ngăn chặn thiệt hại cho tế bào - một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tật. Trong một nghiên cứu trên ống nghiệm, polyphenol trong mận khô đã giảm đáng kể các dấu hiệu viêm liên quan đến các bệnh về khớp và phổi.
Loại trái cây này cũng có chứa một số vitamin và khoáng chất quan trọng cho xương, bao gồm boron, kali, đồng và vitamin K.
*Tổng hợp