Nhà ở xã hội có nhanh xuống cấp không? Giải pháp là gì?

Nhà ở xã hội có nhanh xuống cấp không? Giải pháp là gì?

Nhà ở xã hội: Tình trạng xuống cấp và giải pháp Nhà ở xã hội là chính sách nhà ở của Chính phủ Tuy nhiên, với giá rẻ, chất lượng nhà ở xã hội thường gặp vấn đề Liệu nhà ở xã hội có xuống cấp nhanh không? Đồng thời, giải pháp nào giúp cải thiện tình trạng này?

1. Hình thức và điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

Tiến trình triển khai Nhà ở xã hội:

STT

Đối tượng hỗ trợ

Hình thức hỗ trợ

Điều kiện hỗ trợ

1

Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng

– Hỗ trợ giải quyết cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội

– Hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu về nhà ở để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở

Hỗ trợ giao đất ở có miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc tặng nhà ở

– Hỗ trợ vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định

Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

2

Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn

– Hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu về nhà ở để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở

– Hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu về nhà ở để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở

Hỗ trợ giao đất ở có miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc tặng nhà ở

Phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3

Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu

4

Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

– Hỗ trợ giải quyết cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội 

– Đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức thì sẽ được hỗ trợ vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định

– Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực

– Ngoài ra những đối tượng này phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân hoặc trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 

– Đối với trường hợp này thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây: 

+ Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát

+ Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa

5

 Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8

Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

9

Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

– Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;

– Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này

10

 Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Hỗ trợ giải quyết cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội 

Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

2. Nhà ở xã hội hiện nay có nhanh xuống cấp không?

Trong thời đại kinh tế thị trường phát triển, việc sở hữu một căn nhà là một nỗi lo lớn đối với những người có tình hình tài chính khó khăn. Nhận thức được vấn đề này, chính phủ đã triển khai hình thức Nhà ở xã hội để hỗ trợ những đối tượng thu nhập thấp, khó khăn về nhà cửa.

Tuy nhiên, không phải dự án Nhà ở xã hội nào cũng đạt chất lượng tốt. Nhiều công trình Nhà ở xã hội được xây dựng với chất lượng rất kém. Tình trạng xuống cấp nhanh chóng không chỉ xảy ra ở các khu chung cư cũ mà ngay cả những khu chung cư mới cũng đã gặp phải tình trạng thâm nước, nứt tường,...

Ví dụ như vào năm 2012, tỉnh Bình Dương đã thu hút 86 dự án nhà ở xã hội, với diện tích xây dựng khoảng 3,9 triệu mét vuông và các căn hộ trong khu nhà ở xã hội có diện tích từ 30 đến 60 mét vuông. Những dự án này giúp người lao động có thu nhập thấp có khả năng tiếp cận và mua được nhà, đem lại niềm vui cho họ. Tuy nhiên, chất lượng của các công trình này đang trở thành nguyên nhân đáng lo ngại, như sau:

+ Ví dụ tại khu dự án nhà ở mới Becamex Hòa Lợi, theo phản ánh của người dân, đã xảy ra tình trạng tường bị thấm dột, rạn nứt, sơn bong tróc thành từng mảng và ngập nước do cống bị tắc.

Nhiều lần cư dân đã phản ánh với chủ đầu tư nhưng chỉ nhận được những lời hứa trống rỗng.

Hoặc tại khu E1 & E2 của dự án chung cư xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh (P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) dù vừa mới đưa vào sử dụng nhưng đã xảy ra tình trạng thấm nước, hỏng hóc nhiều thiết bị điện. Nguyên nhân có thể do việc thi công không đúng tiêu chuẩn, thiếu thiết bị thoát nước dẫn đến hư hại các thiết bị điện, gây nguy hiểm cho cuộc sống tại khu dân cư.

3. Giải pháp khi người dân mua nhà ở xã hội:

Mức độ xuống cấp của các nhà ở xã hội ngày nay đang diễn ra rất nhanh. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, người dân khi mua nhà ở xã hội cần chú ý đến các điều khoản trong hợp đồng. Đặc biệt, họ cần quan tâm đến cam kết về chất lượng căn hộ, bảo hành và việc sửa chữa khi căn hộ gặp sự cố.

Ngoài ra, người dân cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các tài liệu pháp lý liên quan đến công năng của tòa nhà để có căn cứ khi xảy ra tranh chấp về lợi ích giữa cả hai bên.

Khi nhận nhà ở xã hội và bắt đầu sử dụng, cư dân nên hợp tác với chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan để thành lập ban quản trị căn hộ chung cư theo quy định của pháp luật.

Nếu phát hiện căn nhà ở xã hội xuống cấp, cần thông báo và thảo luận với chủ đầu tư để tìm giải pháp, tránh việc tự ý sửa chữa hoặc thay đổi không phù hợp với thiết kế ban đầu. Nếu kiến nghị không được giải quyết, người dân có thể viết đơn yêu cầu giải quyết đến cơ quan quản lý hoặc tố cáo tới cơ quan chức năng.

Trường hợp chủ đầu tư vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bằng cách đe dọa hoặc xâm phạm, có thể bị truy tố hình sự nếu đáp ứng đủ yếu tố phạm pháp.