Theo chuyên gia y tế, việc sử dụng tiến bộ y khoa đúng lúc và đúng mức có thể giúp cải thiện chiều cao của trẻ, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống. Hãy tìm hiểu thêm về hormone tăng trưởng chiều cao và cách sử dụng thông qua cuộc trao đổi với Bác sĩ CKI Lê Kim Huệ - Chuyên gia dinh dưỡng với hơn 27 năm kinh nghiệm tại Trung Tâm Dinh Dưỡng TP.HCM.
Bác sĩ, những nguyên nhân nào gây ra tình trạng thấp còi ở trẻ?
Có một số nguyên nhân phổ biến gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em, bao gồm:
- Hư hỏng hormon tăng trưởng: Khi cơ thể gặp sự cố trong việc sản xuất và bài tiết hormon tăng trưởng, trẻ em sẽ bị thiếu hormon tăng trưởng.
Suy giáp: Nội tiết tố tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và chuyển hóa của cơ thể. Khi cơ thể thiếu nội tiết tố tuyến giáp cần thiết, trẻ sẽ trải qua chậm phát triển.
Tiền sử gia đình: Nếu bố mẹ có chiều cao dưới trung bình, con cũng khó có chiều cao vượt trội.
- Suy dinh dưỡng thai nhi: Trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500g có thể ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao sau này.
- Hội chứng Turner: Xảy ra khi mất một phần hoặc toàn bộ nhiễm sắc thể X trong gen.
- Hội chứng Down.
- Trẻ còi xương, thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu vitamin A, sắt, i ốt,...
- Trẻ mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh thận,…
BS.CKI Lê Kim Huệ - chuyên gia dinh dưỡng với hơn 27 năm kinh nghiệm
Bác sĩ có nói về nguyên nhân của tình trạng thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ, vậy bác sĩ có thể giải thích chi tiết hơn về phương pháp điều trị bằng hormone tăng trưởng không?
Sử dụng hormone tăng trưởng là một phương pháp điều trị hiện đại, đã được FDA chứng nhận và áp dụng rộng rãi ở các quốc gia phát triển. Mặc dù Việt Nam đã áp dụng phương pháp này từ lâu, nhưng thông tin về nó vẫn chưa phổ biến nên nhiều người cha mẹ vô tình "bỏ lỡ" cơ hội để trẻ có thể điều trị bằng hormone tăng trưởng. Nếu trẻ phù hợp để điều trị bằng hormone tăng trưởng, trẻ có thể tăng chiều cao từ 8 đến 12cm mỗi năm. Tuy nhiên, quyết định sử dụng hormone tăng trưởng phải được bác sĩ chuyên khoa thẩm định kỹ lưỡng và đưa ra chỉ định phù hợp với tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng trẻ.
Phương pháp điều trị thiếu hormone tăng trưởng cho trẻ đã được FDA phê duyệt cách thức thực hiện hiệu quả là tiêm dưới da vào khung giờ cố định trước khi trẻ đi ngủ từ 21 - 22 giờ. Liều lượng hormone tăng trưởng cho từng trẻ sẽ được bác sĩ tính toán cụ thể để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, việc tầm soát và điều trị thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ cần được thực hiện trước tuổi dậy thì. Nếu trẻ được thăm khám và áp dụng điều trị đúng mức vào độ tuổi từ 4 - 13 tuổi, khi sụn xương chưa đóng lại, phương pháp điều trị bằng hormone tăng trưởng cho trẻ thấp còi sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
Để không bỏ lỡ cơ hội điều trị cho con, cha mẹ nên theo dõi sự phát triển chiều cao của con thường xuyên. Nếu thấy con phát triển chiều cao thấp hơn mức trung bình được WHO khuyến cáo, hãy đưa con đến bác sĩ Nhi khoa để được tầm soát và điều trị bệnh kịp thời, giúp con phát triển chiều cao tốt nhất trong tương lai.
Để con có thể phát triển chiều cao tốt nhất, cha mẹ cần chú ý áp dụng các biện pháp sau:
- Chú ý giai đoạn vàng phát triển của trẻ bao gồm thời kỳ thai nghén, tuổi 0-3 và tuổi dậy thì. Cha mẹ cần theo dõi chỉ số theo khuyến nghị và đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và hỗ trợ phát triển tốt nhất.
- Luyện tập thể thao thường xuyên: lối sống ít vận động ảnh hưởng đến sự phát triển của sụn xương, cơ bắp và chiều cao. Luyện tập thể thao giúp trẻ khoẻ mạnh và phát triển toàn diện về thể chất.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân đối (Theo mô hình tháp dinh dưỡng Việt Nam) có thể ảnh hưởng đến 32% sự phát triển chiều cao của trẻ.
Lưu ý: Việc sử dụng các loại thiết bị tiêm, dung dịch tiêm chứa hormone tăng trưởng phải có sự hướng dẫn và theo dõi cẩn thận từ các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng tiêm.
{{table_placeholder_1}}