Môi trường vi mô (Microenvironment) là gì? Các nhân tố và Ví dụ

(8 Đánh giá)
Môi trường vi mô (Microenvironment) là gì? Các nhân tố và Ví dụ

Môi trường vi mô - Micro-environment là gì? Trình bày các nhân tố trong môi trường vĩ mô dưới dạng sơ đô. Phân tích các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

Hầu hết các hoạt động Marketing diễn ra hằng ngày ở mỗi doanh nghiệp đều chịu sự tác động của các nhân tố trong môi trường vi mô. Vậy môi trường vi mô là gì? Những nhân tố ấy là gì, có tác động ra sao đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp? Hãy cùng hocmarketing.org tìm hiểu những vấn đề trên trong bài viết này.

Môi trường vi mô (mcroenvironment) là gì?

Môi trường vi mô là môi trường chứa các nhân tố có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽtác động qua lại với nhau. Các nhân tố ấy đều có khả năng ảnh hưởng đến năng lựckết quả hoạt động marketing của một doanh nghiệp.

Môi trường vi mô (mcroenvironment) là gì?

Môi trường vi mô là một phần quan trọng trong phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm các yếu tố có liên quan đến doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tác động của các nhân tố trong môi trường vi mô thường có ảnh hưởng sâu rộng tức thời đến hoạt động kinh doanh và Marketing của doanh nghiệp.

Khái niệm Môi trường vi mô (Microenvironment)
Phân mục Môi trường Marketing
Thuật ngữ đồng cấp, so sánh Môi trường vĩ mô
Bao hàm Nhân tố (Yếu tố) bản thân doanh nghiệp, Nhà cung cấp, Trung gian, Khách hàng, Đối thủ cạnh tranh, Cộng đồng

Video giải thích về môi trường vi mô trong Marketing

Xem thêm: 777+ Ảnh Gái Xinh Sexy Full HD - Tâm Hồn To Tròn Đẹp Dễ Thương 2023 777+ Ảnh Gái Xinh Sexy Full HD - Tâm Hồn To Tròn Đẹp Dễ Thương 2023

Các nhân tố có trong môi trường vi mô

Theo Philip Kotler, có tổng cộng 6 nhân tố tồn tại trong môi trường vi mô, bao gồm: bản thân doanh nghiệp, các nhà cung ấp, trung gian marketing, đối thủ cạnh tranh và cộng đồng.

Môi trường vi mô - Microenvironment

Sơ đồ thể hiện môi trường vi mô trong marketing

a. Bản thân doanh nghiệp

Yếu tố bản thân doanh nghiệp trong môi trường vi mô

Bản thân doanh nghiệp vừa là nơi khởi nguồn nên hoạt động Marketing, cũng vừa là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của nó.

Tác động của Bản thân doanh nghiệp đến hoạt động Marketing

Bản thân doanh nghiệp chính là nhân tố đầu tiên ảnh ảnh hưởng đến hiệu quả Marketing. Đây là nhân tố gần gũi nhất, và những tác động của nhân tố này có ảnh hưởng tức thì và sâu sắc đến hướng đi của các chiến lược, kế hoạch Marketing, ngân sách, quy mô triển khai của các chiến dịch, chương trình marketing.

Ví dụ như, nguồn tài chính của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến ngân sách, đội ngũ nhân sự (số lượng, trình độ chuyên môn) sẽ ảnh hưởng đến nội dung các chiến lược marketing, hiệu suất của quá trình sản xuất, cơ chế quản lý (cơ cấu phòng ban, phân công, quy trình...) sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của toàn bộ doanh nghiệp.

=> Tham khảo thêm bài viết Phân tích Nhân tố Bản thân doanh nghiệp trong môi trường vi mô Phân tích Nhân tố Bản thân doanh nghiệp trong môi trường vi mô

b. Nhà cung cấp

Yếu tố nhà cung cấp trong môi trường vi mô

Đối với những doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp là một nhân tố bắt buộc phải có để doanh nghiệp có thể phát triển và sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Và dĩ nhiên, nhà cung cấp cũng là một nhân tố trong môi trường vi mô.

Tác động của Nhà cung cấp đến hoạt động Marketing

Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Chất lượng của các nguyên vật liệu cung cấp cho doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm sau quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt hay chậm trễ trong công đoạn cung cấp nguyên vật liệu sẽ ảnh hương đến tiến độ sản xuất, qua đó gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giao hàng đúng thời hạn. Giá nguyên vật liệu tăng cũng làm tăng chi phí sản xuất, từ đó khiến doanh nghiệp phải suy xét tăng giá thành sản phẩm hoặc chịu thiệt hại về lợi nhuận.

=> Tham khảo thêm bài viết Phân tích Nhân tố Nhà cung cấp trong môi trường vi mô Phân tích Nhân tố Nhà cung cấp trong môi trường vi mô

c. Trung gian marketing

Trung gian Marketing

Trung gian marketing là những tổ chức hay cá nhân thay mặt, hỗ trợ doanh nghiệp trong một hay nhiều công đoạn của quá trình mang sản phẩm/dịch vụ và những giá trị của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Trung gian marketing được có thể được xếp 4 loại dưới đây:

  • Trung gian phân phối và vận chuyển: các tổ chức và cá nhân giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, phân phối sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
  • Các trung gian tài chính: các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm đóng vai trò giúp đở doanh nghiệp trong các giao dịch tài chính hoặc đảm bảo về các rủi ro tài chính trong quá trình kinh doanh.
  • Trung gian sản xuất: Một số các doanh nghiệp cung cấp nguồn lực sản xuất, bao gồm thiết bị máy móc và nhân công để hỗ trợ các doanh nghiệp không có đủ nguồn lực về sản xuất
  • Trung gian dịch vụ marketing: Một số doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ marketing cho các doanh nghiệp khác như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, truyền thông, tư vấn...

Tác động của Trung gian Marketing đến hoạt động Marketing

Sự phát triển của các trung gian Marketing có thể giúp gia tăng hiệu quả trong hoạt động Marketing. Ví dụ, các trung gian phân phối sẽ giúp doanh nghiệp vận chuyển sản phẩm đến những nơi mà doanh nghiệp chưa thể với tới; hay các trung gian tài chính có thể giúp doanh nghiệp có thêm ngân sách để chi cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; cũng như trung gian sản xuất có thể giúp doanh nghiệp gia tăng sản lượng trong một thời gian nhất định...

=> Tham khảo thêm bài viết Phân tích Nhân tố Trung gian marketing trong môi trường vi mô Phân tích Nhân tố Trung gian marketing trong môi trường vi mô

d. Khách hàng

Khách hàng

Tất nhiên, khách hàng là một nhân tố không thể thiếu trong môi trường vi mô. 

Tác động của Khách hàng đến hoạt động Marketing

Khách hàng là nhân tố cốt lõi của môi trường vi mô. Mọi hoạt động marketing đều lấy khách hàng/sự hài lòng hoặc thõa mãn của khách hàng làm trọng tâm. Nhu cầu, mong muốn, khả năng tài chính, thói quen chi tiêu, hành vi tiêu dùng... chính là chìa khóa để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược đúng đắn nhằm mang giá trị đến với khách hàng.

=> Tham khảo thêm bài viết Phân tích Nhân tố Khách hàng trong môi trường vi mô Phân tích Nhân tố Khách hàng trong môi trường vi mô

e. Đối thủ cạnh tranh

Yếu tố đối thủ cạnh tranh trong môi trường vi mô

Trong một nền kinh tế thị trường, bản thân doanh nghiệp không phải là một đơn vị/tổ chức duy nhất có thể giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Có những doanh nghiệp khác cung cấp cùng một loại sản phẩm/dịch vụ, hướng đến cùng một tập hợp những khách hàng mục tiêu, chính là những đối thủ cạnh tranh, mộ trong những nhân tố thuộc môi trường vi mô.

Tác động của đối thủ cạnh tranh đến hoạt động Marketing

Đối thủ cạnh tranh là nhân tố có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến doanh nghiệp. Tích cực là vì sự cạnh tranh tạo nên động lực giúp doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Trong khi đó, sự cạnh tranh để tranh giành thị phần sẽ khiến doanh nghiệp có nguy cơ mất khách hàng vào tay đối thủ. Chính vì thế, trong một nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một cuộc đua không có hồi kết, sẽ không có kẻ thắng và kẻ thua tuyệt đối.

=> Tham khảo thêm bài viết Phân tích Nhân tố Đối thủ cạnh tranh trong môi trường vi mô Phân tích Nhân tố Đối thủ cạnh tranh trong môi trường vi mô

f. Cộng đồng

Yếu tố cộng đồng trong môi trường vi mô

Cộng đồng trong môi trường vi mô là những cá nhân, tổ chức nằm bên ngoài thị trường của doanh nghiệp nhưng lại có những tác động và ảnh hưởng nhất định đối với mức độ hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.

Cộng đồng có thể được phân vào một trong các nhóm sau:

  1. Cộng đồng tài chính: Ảnh hưởng đến khả năng tài chính như vay vốn, huy động vốn, của doanh nghiệp. Các cá nhân tổ chức thuộc cộng đồng tài chính bao gồm: các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các cá nhân cho vay...
  2. Cộng đồng truyền thông: Ảnh hưởng đến nội thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến đối tượng mục tiêu, khả năng tiếp cận của các chiến dịch quảng cáo, truyền thông cũng như hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt của công chúng.
  3. Cộng đồng chính phủ: Quy định các nguyên tắc chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, nội dung của các hình ảnh, video, bài viết quảng cáo...
  4. Cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương bao gồm các cư dân đang sinh sống và các tổ chức đang hoạt động tại địa phương của doanh nghiệp. Thông thường, cư dân tại địa phương có xu hướng tìm việc tại các doanh nghiệp gần nơi sinh sống của họ, hay các tổ chức có xu hướng tìm nhà cung cấp gần khu vực hoạt động.
  5. Cộng đồng đại chúng: Là những cá nhân quan tâm, thường xuyên theo dõi và cập nhật tin tức liên quan đến doanh nghiệp hay sản phẩm doanh nghiệp (Ví dụ: iFan - Cộng động fan hâm mộ các sản phẩm của Apple).

Tác động của Cộng đồng đến hoạt động Marketing

Những tác động của cộng đồng đến hoạt động Marketing có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hay tiêu cực. Ví dụ, Apple không tốn quá nhiều chi phí để quảng cáo cho chiếc Iphone 12 được ra mắt năm 2020, thay vào đó, cộng đồng đã thay mặt Apple làm điều đó, thông qua các bài viết trên các trang báo, mạng xã hội, các video review đánh giá sản phẩm. Hoặc ở một ví dụ khác, một câu nói thiếu suy nghĩ của một ca sĩ, diễn viên, hoa hậu... có thể là tâm điểm của sự phẩn nộ trong cộng đồng mạng diễn ra vào những ngày hôm sau.


=> Tham khảo thêm bài viết Phân tích Nhân tố Cộng đồng trong môi trường vi mô Phân tích Nhân tố Cộng đồng trong môi trường vi mô

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Môi trường vi mô là môi trường chứa các nhân tố có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽtác động qua lại với nhau. Các nhân tố ấy đều có khả năng ảnh hưởng đến năng lựckết quả hoạt động marketing của một doanh nghiệp.
Có tổng cộng 6 nhân tố tồn tại trong môi trường vi mô, bao gồm: bản thân doanh nghiệp, các nhà cung ấp, trung gian marketing, đối thủ cạnh tranh và cộng đồng.
Theo Philip Kotler, cha đẻ của trường phái Marketing hiện đại, Môi trường vi mô trong Marketing bao gồm 6 yếu tố (nhân tố): bản thân doanh nghiệp, các nhà cung ấp, trung gian marketing, đối thủ cạnh tranh và cộng đồng.

Bản thân doanh nghiệp chính là nhân tố đầu tiên ảnh ảnh hưởng đến hiệu quả Marketing. Đây là nhân tố gần gũi nhất, và những tác động của nhân tố này có ảnh hưởng tức thì và sâu sắc đến hướng đi của các chiến lược, kế hoạch Marketing, ngân sách, quy mô triển khai của các chiến dịch, chương trình marketing.

Ví dụ như, nguồn tài chính của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến ngân sách, đội ngũ nhân sự (số lượng, trình độ chuyên môn) sẽ ảnh hưởng đến nội dung các chiến lược marketing, hiệu suất của quá trình sản xuất, cơ chế quản lý (cơ cấu phòng ban, phân công, quy trình...) sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của toàn bộ doanh nghiệp.

Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Chất lượng của các nguyên vật liệu cung cấp cho doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm sau quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt hay chậm trễ trong công đoạn cung cấp nguyên vật liệu sẽ ảnh hương đến tiến độ sản xuất, qua đó gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giao hàng đúng thời hạn. Giá nguyên vật liệu tăng cũng làm tăng chi phí sản xuất, từ đó khiến doanh nghiệp phải suy xét tăng giá thành sản phẩm hoặc chịu thiệt hại về lợi nhuận.
Sự phát triển của các trung gian Marketing có thể giúp gia tăng hiệu quả trong hoạt động Marketing. Ví dụ, các trung gian phân phối sẽ giúp doanh nghiệp vận chuyển sản phẩm đến những nơi mà doanh nghiệp chưa thể với tới; hay các trung gian tài chính có thể giúp doanh nghiệp có thêm ngân sách để chi cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; cũng như trung gian sản xuất có thể giúp doanh nghiệp gia tăng sản lượng trong một thời gian nhất định...
Khách hàng là nhân tố cốt lõi của môi trường vi mô. Mọi hoạt động marketing đều lấy khách hàng/sự hài lòng hoặc thõa mãn của khách hàng làm trọng tâm. Nhu cầu, mong muốn, khả năng tài chính, thói quen chi tiêu, hành vi tiêu dùng... chính là chìa khóa để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược đúng đắn nhằm mang giá trị đến với khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh là nhân tố có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến doanh nghiệp. Tích cực là vì sự cạnh tranh tạo nên động lực giúp doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Trong khi đó, sự cạnh tranh để tranh giành thị phần sẽ khiến doanh nghiệp có nguy cơ mất khách hàng vào tay đối thủ. Chính vì thế, trong một nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một cuộc đua không có hồi kết, sẽ không có kẻ thắng và kẻ thua tuyệt đối.
Những tác động của cộng đồng đến hoạt động Marketing có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hay tiêu cực. Ví dụ, Apple không tốn quá nhiều chi phí để quảng cáo cho chiếc Iphone 12 được ra mắt năm 2020, thay vào đó, cộng đồng đã thay mặt Apple làm điều đó, thông qua các bài viết trên các trang báo, mạng xã hội, các video review đánh giá sản phẩm. Hoặc ở một ví dụ khác, một câu nói thiếu suy nghĩ của một ca sĩ, diễn viên, hoa hậu... có thể là tâm điểm của sự phẩn nộ trong cộng đồng mạng diễn ra vào những ngày hôm sau.