Phân khúc thị trường là gì? Các phương pháp phân khúc thị trường phổ biến trong Marketing

(1 Đánh giá)
Phân khúc thị trường là gì? Các phương pháp phân khúc thị trường phổ biến trong Marketing

Thế nào là phân khúc thị trường? Có bao nhiêu định nghĩa về phân khúc thị trường? Tại sao doanh nghiệp phải phân khúc thị trường? Các phương pháp phân khúc thị trường phổ biến trong Marketing.

Phân khúc thị trường là một khái niệm rất quan trọng trong lĩnh vực Marketing, đó là việc chia nhỏ thị trường thành các đối tượng khách hàng có nhu cầu và đặc điểm tương tự nhau. Việc phân khúc thị trường giúp các doanh nghiệp có thể tập trung vào nhóm khách hàng cụ thể, tối ưu hóa chiến lược Marketing và tăng cường hiệu quả kinh doanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm phân khúc thị trường là gì, vai trò và ý nghĩa của phân khúc thị trường trong Marketing cũng như các phương pháp phân khúc thị trường hiệu quả.

Khái niệm phân khúc thị trường là gì?

Phân khúc thị trường mang cho mình 2 định nghĩa.

Nghĩa đầu tiên của phân khúc thị trường là công việc phân chia khách hàng trong thị trường thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau theo các tiêu chí cho trước, sao cho cách khách hàng trong mỗi nhóm có cùng 1 hay nhiều đặc điểm nhất định (khu vực sinh sống, giới tính, độ tuổi, tính cách, nhận thức...).

Nghĩa thứ 2 của phân khúc thị trường chính là ám chỉ nhóm nhỏ đã được phân chia trong định nghĩa đầu tiên. (Phân khúc A, phân khúc B... phân khúc N).

Ví dụ: Các nhà sản xuất smartphone (điện thoại thông minh) thường thực hiện công việc phân khúc thị trường (định nghĩa 1) dựa trên mức thu nhập của khách hàng:

  • Phân khúc bình dân (định nghĩa 2): Các khách hàng có thu nhập rất thấp, với nhu cầu cần một smartphone phục vụ chủ yếu cho nhu cầu nghe & gọi, kèm các chức năng khác như nghe nhạc, xem video, chụp ảnh cơ bản...
  • Phân khúc phổ thông (định nghĩa 2): Các khách hàng có thu nhập tương đối ổn định. Ngoài nhu cầu nghe & gọi, họ còn cần ở chiếc smartphone một khả năng xử lý tác vụ nhanh, trải nghiệm ổn định, có thể chạy các ứng dụng nặng... và có một thiết kế đẹp, phù hợp.
  • Phân khúc cao cấp (định nghĩa 2): Các khách hàng có thu nhập cao, sẵn sàng chi tiền cho những món đồ mà mình thích. Thông thường, họ sẽ tìm mua những chiếc smartphone có công nghệ mới nhất, tân tiến nhất... của các thương hiệu cao cấp nhất.

Vai trò & Ý của phân khúc thị trường trong Marketing

Khi nền kinh tế thị trường đang là mô hình chuẩn chung của thế giới, thì hầu hết sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh sẽ ngày càng tăng cao, khi càng có nhiều doanh nghiệp đặt chân vào thị trường. Chính vì thế, doanh nghiệp không thể áp dụng chiến lược Marketing như trước đây khi gộp chung tất cả các khách hàng trong thị trường để phục vụ với cùng một loại sản phẩm/dịch vụ, bởi điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác.

Thông qua việc phân chia thị trường thành các thị trường nhỏ hơn để phục vụ, phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như hoạt động hiệu quả hơn khi sản phẩm và dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu một cách tốt hơn.

Phân khúc thị trường là bước đầu tiên để doanh nghiệp xây dựng giá trị khác biệt cho sản phẩm/dịch vụ, từ đó tạo nên thương hiệu có đặc trưng riêng, giúp khách hàng không lầm lẫn với sản phẩm/dịch vụ của những đối thủ cạnh tranh.

Các phương pháp phân khúc thị trường

Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu, có tổng cộng 4 phương pháp phân khúc thị trường được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp, bao gồm: Phương pháp phân khúc thị trường theo vị trí địa lý, Phương pháp phân khúc thị trường theo đặc điểm dân số học, Phương pháp phân khúc thị trường theo đặc điểm tâm lý xã hội, Phương pháp phân khúc thị trường theo hành vi người tiêu dùng.

Các phương pháp phân khúc thị trường

1. Phương pháp phân khúc thị trường theo vị trí địa lý

Địa lý

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp phân khúc theo vị trí địa lý có thể phân thị trường thành các phân khu nhỏ dựa vào các yếu tố về địa lý như châu lục, quốc gia, vùng miền, bang và tiểu bang, tỉnh thành, quận, huyện, phường, xã...

Ví dụ:

  • CocaCola phân khúc thị trường theo từng quốc gia (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam...). Sản phẩm CocaCola ở mỗi quốc gia có thể khác nhau về hương vị, thiết kế, nhãn hiệu. Các chương trình và chiến dịch quảng cáo của CocaCola cũng khác nhau ở từng quốc gia
  • Hệ thống chuỗi cửa hàng thế gioididong.com phân khúc theo từng tỉnh thành của đất nước Việt Nam.
  • PA Vietnam, một nhà cung cấp dịch vụ tên miền và máy chủ cho doanh nghiệp, phân khúc theo vùng miền (Miền Bắc và Miền Nam) tại Việt Nam.

2. Phương pháp phân khúc thị trường theo đặc điểm dân số học

Đặc điểm dân số học

Doanh nghiệp phân khúc thị trường dựa trên những đặc điểm dân số học như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tôn giáo, thế hệ...

Ví dụ:

  • Các shop thời trang thường sẽ phân khúc thị trường theo giới tính (Thời trang dành cho Nam, thời trang dành cho Nữ) hoặc theo độ tuổi (Thời trang dành cho trẻ em, thanh niên, người già)
  • Các hãng sản xuất điện thoại thông minh phân khúc thị trường theo mức thu nhập: Bình dân (dành cho người có thu nhập thấp), phổ thông (dành cho người có thu nhập trung bình) & cao cấp (dành cho người có thu nhập cao)

3. Phương pháp phân khúc thị trường theo đặc điểm đặc điểm tâm lý xã hội (psychographic)

Đặc điểm tâm lý xã hội (Psychographic)

Doanh nghiệp có thể phân nhỏ thị trường dựa theo các những đặc điểm tâm lý xã hôi như tính cách cá nhân, nhận thức, lối sống, khả năng học hỏi, quan điểm, phong cách,  sở thích...

Ví dụ:

  • Royal Dutch Gazelle, một hãng sản xuất xe đạp nổi tiếng có trụ sở tại Hà Lan, sản xuất ra nhiều dòng xe đạp để có thể đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Dòng City Bikes chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng thích đi làm bằng xe đạp trong nội thành. Dòng Robust Classic hướng đến đối tượng khách hàng là những gia đình có phong cách sống hoàng gia. Dòng Trekking bikes dành cho đối tượng khách hàng thích hoạt động thể thao.

4. Phương pháp phân khúc thị trường theo hành vi tiêu dùng

Người tiêu dùng

Doanh nghiệp có thể chia nhỏ thị trường theo hành vi, thói quen tiêu dùng của khách hàng, điển hình như thời điểm mua hàng (những dịp cận tết, lễ...), cường độ sử dụng, mục đích sử dụng...

Ví dụ:

  • Fitbit, một hãng sản xuất thiết bị tập gym nổi tiếng có trụ sở tại Carliforina, Hoa Kỳ, sản xuất các thiết bị khác nhau dựa trên các phân khúc gồm khách hàng có nhu cầu tập luyện đều đặn hàng ngày, khách hàng có nhu cầu tập luyện với cường độ cao.
  • Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi có thể phân khúc thị trường theo thói quen mua hàng (khách hàng mua ít sản phẩm/lần nhưng mua nhiều lần/tháng, khách hàng mua nhiều sản phẩm/lần nhưng mua ít lần/tháng)

Tiêu chuẩn cho mỗi phân khúc thị trường

Một phân khúc thị trường bất kỳ cần đảm bảo các tiêu chí (tiêu chuẩn sau đây):

  • Có khả năng phân biệt: Các tính chất, đặc điểm phân biệt giữa các phân khúc phải rõ ràng, đặc biệt là khi doanh nghiệp áp dụng cùng một chương trình Marketing (Ví dụ: cùng một mẫu Iphone mơi ra mắt nhưng cách phản ứng của phân khúc thị trường tại các nước phương Tây sẽ sẽ với những khách hàng trong phân khúc thị trường Trung Quốc)
  • Phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp: Nguồn lực của doanh nghiệp phải đảm bảo cho việc thỏa mãn các nhu cầu của những khách hàng trong phân khúc.
  • Khả thi cho các cuộc khảo sát và đo lường: Thông qua việc thực hiện khảo sát và nghiên cứu, doanh nghiệp có thể đo lường được các yếu tố như kích cỡ phân khúc, sức mua, lợi nhuận... của phân khúc này.
  • Nằm trong phạm vi và khả năng tiếp cận của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tiếp cận được khách hàng trong phân khúc một cách dễ dàng.
  • Có thể thu được lợi nhuận: Khi tách rời phân khúc, doanh nghiệp phải có thể thu được lợi nhuận từ nhu cầu, đặc điểm của những khách hàng trong phân khúc ấy.

Tổng kết

Khi thực hiện kinh doanh và tiếp thị sản phẩm, việc xác định khách hàng mục tiêu và phân khúc thị trường là rất quan trọng để đưa ra các quyết định phù hợp. Phân khúc thị trường giúp cho doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào nhóm khách hàng tiềm năng nhất, tối ưu hóa chiến lược tiếp cận và phát triển sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm phân khúc thị trường và vai trò của nó trong Marketing, cũng như các phương pháp phân khúc thị trường thông dụng. Tuy nhiên, để áp dụng hiệu quả các phương pháp này, cần phải có tiêu chuẩn rõ ràng và chi tiết cho mỗi phân khúc thị trường.

Tóm lại, việc xác định phân khúc thị trường là một bước quan trọng trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp, giúp tập trung nguồn lực và năng lực vào các đối tượng khách hàng tiềm năng nhất, đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Phân khúc thị trường mang cho mình 2 định nghĩa:

Nghĩa đầu tiên của phân khúc thị trường là công việc phân chia khách hàng trong thị trường thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau theo các tiêu chí cho trước, sao cho cách khách hàng trong mỗi nhóm có cùng 1 hay nhiều đặc điểm nhất định (khu vực sinh sống, giới tính, độ tuổi, tính cách, nhận thức...).

Nghĩa thứ 2 của phân khúc thị trường chính là ám chỉ nhóm nhỏ đã được phân chia trong định nghĩa đầu tiên. (Phân khúc A, phân khúc B... phân khúc N).

Thông qua việc phân chia thị trường thành các thị trường nhỏ hơn để phục vụ, phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như hoạt động hiệu quả hơn khi sản phẩm và dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu một cách tốt hơn.
Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu, có tổng cộng 4 phương pháp phân khúc thị trường được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp, bao gồm: Phương pháp phân khúc thị trường theo vị trí địa lý, Phương pháp phân khúc thị trường theo đặc điểm dân số học, Phương pháp phân khúc thị trường theo đặc điểm tâm lý xã hội, Phương pháp phân khúc thị trường theo hành vi người tiêu dùng.
Chắc chắn rằng doanh nghiệp có thể kết hợp 2 hay nhiều phương pháp phân khúc khác nhau để có được những phân phúc riêng phù hợp với đặc điểm chiến lược của từng doanh nghiệp, miễn là đạt các tiêu chuẩn được liệt kê ở phần bên dưới.