Thị trường tiêu dùng (Consumer Market) là gì ?

Thị trường tiêu dùng (Consumer Market) là gì ?

Thị trường tiêu dùng (Consumer Market) là gì ? Thị trường tiêu dùng khác như thế nào so với thị trường doanh nghiệp?

Khái niệm thị trường tiêu dùng (consumer market)

Thị trường tiêu dùng (consumer market) là gì?

Thị trường tiêu dùng (consumer market) là thị trường bao gồm các khách hàng là những người tiêu dùng cuối cùng. Những khách hàng này chỉ mua các sản phẩm/dịch vụ cho mục đích tiêu thụ, khác với mục đích làm nguyên vật liệu để sản xuất ra các sản phẩm khác giống như thị trường doanh nghiệp.

Thị trường tiêu dùng

Ví dụ:

  • Thị trường xe máy ở Việt Nam
  • Thị trường bột giặt dành cho gia đình
  • Thị trường căn hộ chung cư
  • Thị trường nước giải khát...

Những nét đặc trưng cơ bản của thị trường tiêu dùng

Thị trường tiêu dùng khác như thế nào so với thị trường doanh nghiệp?

Thị trường tiêu dùng sở hữu những nét đặc trưng cơ bản dưới đây, khiến nó trở nên khác biệt so với thị trường doanh nghiệp:

  • Quy mô rộng lớn và có xu hướng gia tăng thường xuyên
  • Sự khác biệt về nhu cầu, mong muốn là vô cùng đa dạng bởi chính sự khác biệt về tính cách, tuổi tác, giới tính, điều kiện và môi trường sống của người tiêu dùng
  • Luôn biến đổi bởi tác động bởi sự thay đổi của tính cách, tuổi tác, nhân thức... và các yếu tố trong môi trường sống như công nghệ, luật pháp, thể chế, văn hóa...
  • Đối với những người làm công tác nghiên cứu Marketing, các hình ảnh, thông tin và trải nghiệm về thị trường tiêu dùng sẽ dễ tiếp cận hơn so với thị trường doanh nghiệp.

Đặc điểm nhân khẩu học của thị trường tiêu dùng

Đặc điểm nhân khẩu học trong thị trường tiêu dùng thể hiện ra sao?

Cách phản ứng của mỗi thị trường tiêu dùng ở từng khu vực địa lý khác nhau bởi sự khác biệt trong các yếu tố nhân khẩu học, bao gồm độ tuổi, giới tính, nền văn hóa, thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo, thế hệ, sắc tộc... Chính vì thế, các doanh nghiệp khi đặt chân vào thị trường tiêu dùng mới thường thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát về đặc điểm dân số học của thị trường tại khu vực này, từ đó giúp doanh nghiệp có được các cơ sở chính xác để phát triển, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ phù hợp cho thị trường đó.

Đặc điểm tâm lý học của thị trường tiêu dùng

Đặc điểm tâm lý học trong thị trường tiêu dùng thể hiện ra sao?

Hành vi của các khách hàng trong thị trường tiêu dùng thường xuyên bị chi phối bởi tâm lý của họ, chẳng hạn bởi cảm xúc, niềm tin, thái độ, khả năng nhận thức & lĩnh hội... Chính vì thế, các doanh nghiệp luôn sẽ tìm mọi cách để khai thác triệt để yếu tố tâm lý thành các lợi thế trong các chương trình, hoạt động Marketing.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Thị trường tiêu dùng (consumer market) là thị trường bao gồm các khách hàng là những người tiêu dùng cuối cùng. Những khách hàng này chỉ mua các sản phẩm/dịch vụ cho mục đích tiêu thụ, khác với mục đích làm nguyên vật liệu để sản xuất ra các sản phẩm khác giống như thị trường doanh nghiệp.

Thị trường tiêu dùng sở hữu những nét đặc trưng cơ bản dưới đây, khiến nó trở nên khác biệt so với thị trường doanh nghiệp:

  • Quy mô rộng lớn và có xu hướng gia tăng thường xuyên
  • Sự khác biệt về nhu cầu, mong muốn là vô cùng đa dạng bởi chính sự khác biệt về tính cách, tuổi tác, giới tính, điều kiện và môi trường sống của người tiêu dùng
  • Luôn biến đổi bởi tác động bởi sự thay đổi của tính cách, tuổi tác, nhân thức... và các yếu tố trong môi trường sống như công nghệ, luật pháp, thể chế, văn hóa...
  • Đối với những người làm công tác nghiên cứu Marketing, các hình ảnh, thông tin và trải nghiệm về thị trường tiêu dùng sẽ dễ tiếp cận hơn so với thị trường doanh nghiệp.
Cách phản ứng của mỗi thị trường tiêu dùng ở từng khu vực địa lý khác nhau bởi sự khác biệt trong các yếu tố nhân khẩu học, bao gồm độ tuổi, giới tính, nền văn hóa, thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo, thế hệ, sắc tộc... Chính vì thế, các doanh nghiệp khi đặt chân vào thị trường tiêu dùng mới thường thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát về đặc điểm dân số học của thị trường tại khu vực này, từ đó giúp doanh nghiệp có được các cơ sở chính xác để phát triển, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ phù hợp cho thị trường đó.
Hành vi của các khách hàng trong thị trường tiêu dùng thường xuyên bị chi phối bởi tâm lý của họ, chẳng hạn bởi cảm xúc, niềm tin, thái độ, khả năng nhận thức & lĩnh hội... Chính vì thế, các doanh nghiệp luôn sẽ tìm mọi cách để khai thác triệt để yếu tố tâm lý thành các lợi thế trong các chương trình, hoạt động Marketing.