Môi trường vĩ mô (Macroenvironment) là gì? Ví dụ thực tế

(3 Đánh giá)
Môi trường vĩ mô (Macroenvironment) là gì? Ví dụ thực tế

Môi trường vĩ mô (Thuật ngữ tiếng Anh: Macro-environment) là gì? Có bao nhiêu yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô? Các yếu tố ấy ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp?

Bạn có biết rằng, những tác động từ các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tuy không thường xuyên như các nhân tố thuộc môi trường vi mô, nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp, thậm chí thay đổi cách mà một doanh nghiệp vận hành. Để chứng minh luận điểm trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Môi trường vĩ mô là gì?

Môi trường vĩ mô là gì?

Môi trường vĩ mô là môi trường trong đó, các yếu tố là những nguồn lực, thể chế bên ngoài có khả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động Marketing của doanh nghiệpcác yếu tố trong môi trường vi mô của doanh nghiệp.

Khái niệm Môi trường vĩ mô (Macroenvironment)
Phân mục Môi trường Marketing
Thuật ngữ đồng cấp, so sánh Môi trường vi mô
Bao hàm Đặc điểm nhân khẩu học/ dân số học,  môi trường kinh tế,  môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ, môi trường chính trị - xã hội, môi trường văn hóa

Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Có tổng cộng 6 yếu tố, hay còn gọi là 6 nguồn lực tồn tại trong môi trường vĩ mô, bao gồm: đặc điểm nhân khẩu học/ dân số học,  kinh tế,  môi trường tự nhiên,  công nghệ, chính trị, văn hóa.

Môi trường vĩ mô - Macroenvironment

Môi trường vĩ mô - Macroenvironment

a. Đặc điểm nhân khẩu học/dân số học

Yếu tố dân số học trong môi trường vĩ mô

Đặc điểm nhân khẩu học bao gồm dân số, độ độ tuổi, giới tính, mật độ phân bổ dân cư, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, mức thu nhập hàng tháng, chủng tộc...

Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và hiểu rõ về đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng để có thể đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả. Ví dụ, nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp dành cho đối tượng khách hàng trẻ tuổi, thì doanh nghiệp cần phải tìm cách tiếp cận và quảng cáo sản phẩm của mình trên các nền tảng trực tuyến, còn nếu sản phẩm dành cho người cao tuổi thì việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông truyền thống sẽ phù hợp hơn.

Tác động của Đặc điểm nhân khẩu học đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Bằng một cách trực tiếp hay gián tiếp, đặc điểm nhân khẩu học tại khu vực hoạt động của doanh nghiệp sẽ tác động đến hành vi người tiêu dùng và ảnh hưởng đến nội dung hoạt động marketing của doanh nghiệp, cách thức doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu. Ví dụ, sự nâng cao trong mức thu nhập bình quân của người dân mở rộng cơ hội cho những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm/dịch vụ thuộc những phân khúc cao cấp. Hay ở một ví dụ khác, tỷ lệ già hóa dân số tại một số quốc gia trên thế giới khiến các doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm/dịch vụ dành cho lứa tuổi già như chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng, du lịch...

Đặc điểm nhân khẩu học cũng có thể ảnh hưởng đến các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp. Ví dụ, nếu một khu vực có đa số dân tộc thiểu số, doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong khu vực đó.

=> Tham khảo thêm bài viết Phân tích yếu tố Đặc điểm nhân khẩu học/dân số học trong môi trường Vĩ Mô Phân tích yếu tố Đặc điểm nhân khẩu học/dân số học trong môi trường Vĩ Mô

b. Nền kinh tế

Yếu tố kinh tế trong môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế bao gồm các cơ chế của thị trường, sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh, cán cân xuất nhập khẩu, thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân tồn tại trong môi trường đó.

Tác động của Môi trường kinh tế đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố tác động đến thu nhập của những người dân sống trong môi trường đó, từ đó ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế đi xuống, người tiêu dùng sẽ có xu hướng "thắt lưng buộc bụng" và lựa chọn những sản phẩm/dịch vụ vừa đủ phục vụ nhu cầu với mức giá vừa phải. Ngược lại, khi nền kinh tế đi lên, người tiêu dùng có xu hướng thoải mái hơn trong việc mua sắm, sẵn sàng chi cho những sản phẩm/dịch vụ đắt tiền có giá trị cao.

=> Tham khảo thêm bài viết Phân tích yếu tố Nền kinh tế trong môi trường Vĩ Mô Phân tích yếu tố Nền kinh tế trong môi trường Vĩ Mô

c. Môi trường tự nhiên

Yếu tố môi trường tự nhiên trong môi trường vĩ mô

Môi trường tự nhiên bao gồm môi trường thể chất (đất đai, không khí, biển, núi, sông ngòi, động thực vật...) và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp.

Tác động của Môi trường tự nhiên đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Về mặt cơ bản, những thay đổi bất ngờ trong môi trường tự nhiên như sự thay đổi đột ngột về thời tiết, khí hậu, thiên tai... có thể tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp marketing và hoạt động marekting nói riêng.

Ở một quy mô rộng hơn, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan ngại về những thay đổi về môi trường trong những năm gần đây. Ô nhiễm nước, không khí, đất đai đang ở mức báo động ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Công nghiệp hóa gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên. Sự gia tăng về dân số, cách thức con người sinh hoạt và xử lý rác khiến lượng rác thải ra môi trường ngày càng tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Việc các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng từ đó gây nên các hiện tượng biến đổi khí hậu, tuyệt chủng ở nhiều loại thực vật và động vật.

=> Tham khảo thêm bài viết Phân tích yếu tố Môi trường tự nhiên trong môi trường Vĩ Mô Phân tích yếu tố Môi trường tự nhiên trong môi trường Vĩ Mô

d. Công nghệ

Yếu tố công nghệ trong môi trường vĩ mô

Môi trường công nghệ bao gồm các mô hình ứng dụng để hỗ trợ con người trong các hoạt động thường ngày, bao gồm sinh hoạt, lao dộng và sản xuất. Những mô hình ứng dụng này có thể là những công cụ, thiết bị máy móc, phần mềm, nguồn năng lượng...

Tác động của Môi trường công nghệ đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Có thể xem môi trường côngnghệ là một nguồn lực góp phần định hình cách thức hoạt động của cả thế giới, trong có doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ và những ứng dụng của nó đã cho ra đời các sản phẩm có mức độ tân tiến hơn qua hàng năm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, tiến độ quá trình sản xuất, tiết kiệm được nguồn nhân lực, nguyên vật liệu...

=> Tham khảo thêm bài viết Phân tích yếu tố Công nghệ trong môi trường Vĩ Mô Phân tích yếu tố Công nghệ trong môi trường Vĩ Mô

e. Môi trường chính trị - xã hội

Yếu tố chính trị trong môi trường vĩ mô

Môi trường chính trị - xã hội bao gồm: luật pháp, thể chế ban hành bởi chính phủ quốc gia và các quy tắc về đạo đức được xây dựng bởi xã hội.

Tác động của Môi trường chính trị - xã hội đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Nền chính trị ở một quốc gia luôn có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh ở các doanh nghiệp. Tuy rằng hầu hết các quốc gia đã áp dụng nền kinh tế thị trường và cho phép tự do thông thương với các quốc gia khác, nhưng vẫn còn một số quốc gia mà chính phủ áp dụng mô hình bao cấp và đóng cửa giao thương. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ thiết yếu như điện, nước, xăng dầu vẫn ở thế độc quyền và bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ.

Luật pháp đóng vai trò là định hình khuôn mẫu đối với hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp tại quốc gia, địa phương đó. Hầu hết các quốc gia đều áp dụng một mức thuế thu nhập đối với mỗi doanh nghiệp, tùy theo ngành nghề hoạt động. Một số ngành nghề kinh doanh cần đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, quy trình sản xuất, phòng cháy chữa cháy... mới có thể đi vào hoạt động. Một số sản phẩm thiết yếu như dược phẩm, thiết bị y tế khi tung ra thị trường cần đạt những tiêu chuẩn nhất định về chất lượng.

Bên cạnh đó, đạo đức là một chuẩn mực tuy không quy định rõ trong văn bản như pháp luật nhưng vẫn đóng vai trò là những nguyên tắc để doanh nghiệp tuân theo. Việc bóc lột sức lao động quá mức của công nhân, nhân viên hay sản xuất ra các sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng, gây hại đối với người tiêu dùng sẽ tác động xấu đến hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.

=> Tham khảo thêm bài viết Phân tích yếu tố Môi trường chính trị - xã hội trong môi trường Vĩ Mô Phân tích yếu tố Môi trường chính trị - xã hội trong môi trường Vĩ Mô

f. Môi trường văn hóa

Yếu tố văn hóa trong môi trường vĩ mô

Môi trường văn hóa bao gồm yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cơ bản, nhận thức, sở thích và tính cách của những người sống trong xã hội.

Tác động của Môi trường văn hóa như thế nào đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Trong một xã hội, các yếu tố về văn hóa là một trong các nhân tố chính giúp định hình niềm tin và giá trị cơ bản, quan điểm nhìn nhận, phong cách sống, của một cá nhân lớn lên trong xã hội đó. Thông qua đó, văn hóa sẽ tác động đến quan điểm và cách nhìn nhận của những người tiêu dùng về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ sản xuất bởi doanh nghiệp đó. Sự thay đổi về đặc điểm văn hóa của khách hàng mục tiêu sẽ buộc doanh nghiệp phải có sự thay đổi trong chiến lược marketing của mình để có thể tiếp cận và đáp ứng đúng nhu cầu của những khách hàng đó, cũng như có thể tồn tại và phát triển lâu dài trong nền văn hóa đó.

=> Tham khảo thêm bài viết Phân tích yếu tố Môi trường văn hóa trong môi trường Vĩ Mô Phân tích yếu tố Môi trường văn hóa trong môi trường Vĩ Mô

Tổng kết

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về môi trường vĩ mô và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp trong môi trường này. Đặc điểm nhân khẩu học, nền kinh tế, môi trường tự nhiên, công nghệ, môi trường chính trị - xã hội và môi trường văn hóa đều có tác động lớn đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Việc đánh giá và phân tích các yếu tố này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định và phát triển chiến lược Marketing phù hợp với môi trường vĩ mô và giúp tăng cường độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Hy vọng rằng bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về môi trường vĩ mô và tầm quan trọng của việc phân tích các yếu tố trong môi trường này đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Môi trường vĩ mô là môi trường trong đó, các yếu tố là những nguồn lực, thể chế bên ngoài có khả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động Marketing của doanh nghiệpcác yếu tố trong môi trường vi mô của doanh nghiệp.
Có tổng cộng 6 yếu tố, hay còn gọi là 6 nguồn lực tồn tại trong môi trường vĩ mô, bao gồm: đặc điểm nhân khẩu học/ dân số học,  kinh tế,  môi trường tự nhiên,  công nghệ, chính trị, văn hóa.
Bằng một cách trực tiếp hay gián tiếp, đặc điểm nhân khẩu học tại khu vực hoạt động của doanh nghiệp sẽ tác động đến hành vi người tiêu dùng và ảnh hưởng đến nội dung hoạt động marketing của doanh nghiệp, cách thức doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu. Ví dụ, sự nâng cao trong mức thu nhập bình quân của người dân mở rộng cơ hội cho những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm/dịch vụ thuộc những phân khúc cao cấp. Hay ở một ví dụ khác, tỷ lệ già hóa dân số tại một số quốc gia trên thế giới khiến các doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm/dịch vụ dành cho lứa tuổi già như chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng, du lịch...
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố tác động đến thu nhập của những người dân sống trong môi trường đó, từ đó ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế đi xuống, người tiêu dùng sẽ có xu hướng thắt lưng buộc bụng và lựa chọn những sản phẩm/dịch vụ vừa đủ phục vụ nhu cầu với mức giá vừa phải. Ngược lại, khi nền kinh tế đi lên, người tiêu dùng có xu hướng thoải mái hơn trong việc mua sắm, sẵn sàng chi cho những sản phẩm/dịch vụ đắt tiền có giá trị cao.

Về mặt cơ bản, những thay đổi bất ngờ trong môi trường tự nhiên như sự thay đổi đột ngột về thời tiết, khí hậu, thiên tai... có thể tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp marketing và hoạt động marekting nói riêng.

Ở một quy mô rộng hơn, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan ngại về những thay đổi về môi trường trong những năm gần đây. Ô nhiễm nước, không khí, đất đai đang ở mức báo động ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Công nghiệp hóa gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên. Sự gia tăng về dân số, cách thức con người sinh hoạt và xử lý rác khiến lượng rác thải ra môi trường ngày càng tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Việc các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng từ đó gây nên các hiện tượng biến đổi khí hậu, tuyệt chủng ở nhiều loại thực vật và động vật.

Có thể xem môi trường côngnghệ là một nguồn lực góp phần định hình cách thức hoạt động của cả thế giới, trong có doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ và những ứng dụng của nó đã cho ra đời các sản phẩm có mức độ tân tiến hơn qua hàng năm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, tiến độ quá trình sản xuất, tiết kiệm được nguồn nhân lực, nguyên vật liệu...

Nền chính trị ở một quốc gia luôn có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh ở các doanh nghiệp. Tuy rằng hầu hết các quốc gia đã áp dụng nền kinh tế thị trường và cho phép tự do thông thương với các quốc gia khác, nhưng vẫn còn một số quốc gia mà chính phủ áp dụng mô hình bao cấp và đóng cửa giao thương. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ thiết yếu như điện, nước, xăng dầu vẫn ở thế độc quyền và bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ.

Luật pháp đóng vai trò là định hình khuôn mẫu đối với hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp tại quốc gia, địa phương đó. Hầu hết các quốc gia đều áp dụng một mức thuế thu nhập đối với mỗi doanh nghiệp, tùy theo ngành nghề hoạt động. Một số ngành nghề kinh doanh cần đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, quy trình sản xuất, phòng cháy chữa cháy... mới có thể đi vào hoạt động. Một số sản phẩm thiết yếu như dược phẩm, thiết bị y tế khi tung ra thị trường cần đạt những tiêu chuẩn nhất định về chất lượng.

Bên cạnh đó, đạo đức là một chuẩn mực tuy không quy định rõ trong văn bản như pháp luật nhưng vẫn đóng vai trò là những nguyên tắc để doanh nghiệp tuân theo. Việc bóc lột sức lao động quá mức của công nhân, nhân viên hay sản xuất ra các sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng, gây hại đối với người tiêu dùng sẽ tác động xấu đến hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.

Trong một xã hội, các yếu tố về văn hóa là một trong các nhân tố chính giúp định hình niềm tin và giá trị cơ bản, quan điểm nhìn nhận, phong cách sống, của một cá nhân lớn lên trong xã hội đó. Thông qua đó, văn hóa sẽ tác động đến quan điểm và cách nhìn nhận của những người tiêu dùng về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ sản xuất bởi doanh nghiệp đó. Sự thay đổi về đặc điểm văn hóa của khách hàng mục tiêu sẽ buộc doanh nghiệp phải có sự thay đổi trong chiến lược marketing của mình để có thể tiếp cận và đáp ứng đúng nhu cầu của những khách hàng đó, cũng như có thể tồn tại và phát triển lâu dài trong nền văn hóa đó.