Dưỡng huyết là việc cung cấp dinh dưỡng cho sự sống, điều này càng quan trọng đối với phụ nữ. Vì khi thiếu máu, phụ nữ có thể trở nên da sạm mờ, mệt mỏi, chóng mặt, mất tập trung và trở nên suy nhược trí tuệ. Ngoài ra, thiếu máu cũng gây khó thở, rụng tóc nhiều, làm da nhanh lão hóa và trông già nua hơn.
Sắt là một chất khoáng cần thiết cho quá trình tạo máu và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác trong cơ thể. Chế độ ăn không cung cấp đủ sắt là nguyên nhân chính gây thiếu máu.
Thực ra, thực phẩm giàu sắt rất dễ tìm trong cuộc sống. Có thể lấy ví dụ như đậu các loại, rau họ cải, cam, quýt, bưởi... Đặc biệt, có 2 phần của con heo (lợn) được mệnh danh là "bậc thầy bơm máu" vì chúng đều chứa nhiều sắt và rất rẻ ở chợ. Tuy nhiên, trước khi thưởng thức 2 món ăn giàu sắt này, bạn cần lưu ý những điểm quan trọng sau đây.
1. Tiết lợn
Tiết lợn là một loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Mỗi 100g tiết lợn có chứa 16g protein. Đặc biệt, nó cũng chứa nhiều sắt. Mỗi 100g tiết lợn có thể cung cấp 8,7mg chất sắt tự nhiên, giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu. Tiết lợn cũng chứa vitamin K, có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu và ngừng chảy máu khi cần thiết.Đặc biệt, tiết lợn có nhiều nguyên tố vi lượng, giúp da dẻ của phụ nữ hồng hào, tươi trẻ hơn.
Lưu ý khi ăn tiết lợn:
- Để đảm bảo an toàn, hãy tránh ăn tiết lợn sống và thay vào đó, nên hấp chín tiết trước khi tiêu thụ. Hơn nữa, người dân cần cảnh giác với việc giết mổ lợn ốm và lợn chết; cũng như không nên ăn thịt lợn bệnh và tiết lợn sống...
- Với hàm lượng cholesterol cao, tiết lợn không phù hợp cho những người mắc bệnh tim mạch và bệnh gút.
Người khỏe mạnh nên hạn chế ăn gan lợn chỉ 2 lần mỗi tuần để tránh gây áp lực quá lớn cho gan và thận.
2. Gan lợn
Gan lợn có giá trị dinh dưỡng rất cao, không chỉ là thực phẩm bổ máu tuyệt vời mà còn giàu các nguyên tố vi lượng quan trọng. Theo khẩu phần dinh dưỡng của Bộ Y tế và Phúc lợi (Trung Quốc), 100g gan lợn chứa:- Vitamin A: Gan lợn cung cấp 3661 microgam vitamin A. Vitamin A hỗ trợ tăng cường khả năng nhìn, hệ thống miễn dịch và sinh sản, và đồng thời, có khả năng bảo vệ tim và thận.
- Vitamin B2: Còn được gọi là riboflavin. Vitamin B2 là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển và duy trì các tế bào, cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
- Vitamin B12: Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu và DNA, đồng thời đảm bảo sự hoạt động khỏe mạnh của não bộ.
- Sắt: Cung cấp đủ sắt trong khẩu phần ăn giúp điều chỉnh tình trạng thiếu máu hiệu quả. Đặc biệt, phụ nữ thường mất nhiều máu trong thời kỳ kinh nguyệt hàng tháng, do đó cần bổ sung thực phẩm giàu sắt như gan lợn... để duy trì sự cân bằng sắt trong cơ thể.
Lưu ý quan trọng khi tiêu thụ gan lợn:
- Gan lợn chứa nhiều cholesterol, vì vậy chỉ nên tiêu thụ không quá 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 50-70g cho người trưởng thành. Còn đối với trẻ em, chỉ nên tiêu thụ từ 30-50g mỗi bữa.
Gan lợn không chỉ ngon mà còn là cơ quan lọc độc tố của chúng. Vì vậy, trước khi tiêu thụ, cần thận trọng làm sạch gan. Để làm điều này, sau khi mua về, ta có thể ngâm gan lợn trong sữa tươi không đường khoảng 30 phút và sau đó rửa sạch bằng nước sạch. Bên cạnh đó, có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 1 giờ, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Đối với người cao tuổi và những người bị các bệnh rối loạn chuyển hoá như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gout, bệnh thận hoặc người thừa cân - béo phì, không nên tiêu thụ các loại phủ tạng, bao gồm gan.