Khách hàng là gì? Phân loại khách hàng trong Marketing

Khách hàng là gì? Phân loại khách hàng trong Marketing

Khách hàng là gì? Phân loại khách hàng trong Marketing. Vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp nói chung và hoạt động Marketing nói riêng.

Khách hàng là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh, nhưng liệu chúng ta có hiểu được hết ý nghĩa của nó. Liệu rằng "khách hàng" trong tất cả các trường hợp đều mang ý nghĩa giống nhau hay khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu thật cặn kẽ các vấn đề xung quanh thuật ngữ "khách hàng" trong bài viết này!

Khách hàng là gì?

Khách hàng là gì?

Khách hàng = Customer

Trong đa số các trường hợp, kể cả trong Marketing, khách hàng là những cá nhân hoặc tổ chức mua các sản phẩm/dịch vụ từ các cửa hàng, cửa tiệm, doanh nghiệp sản xuất, hoặc chỉ đơn giản là có nhu cầu mua các sản phẩm/dịch vụ đó. Không có khách hàng, doanh nghiệp không thể tồn tại.

Khách hàng = Client

Trong các lĩnh vực kinh doanh cần sự tư vấn chuyên nghiệp như tài chính, đầu tư, luật pháp... thì khách hàng chính là những cá nhân hay tổ chức mua các sản phẩm/dịch vụ nhờ vào sự tư vấn từ những chuyên gia. Nếu dịch sang Tiếng Anh thì trong trường hợp này, khách hàng chính là client.

Phân loại khách hàng trong Marketing

Trong Marketing, các khách hàng có thể được phân thành nhiều loại, dựa trên các tiêu chí sau:

1. Phân loại khách hàng theo tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Như vậy, theo tiêu chí này, ta có thể phân khách hàng làm 2 loại: Khách hàng cá nhânkhách hàng doanh nghiệp.

2. Phân loại khách hàng theo mức độ trung thành

Căn cứ vào mức độ trung thành của khách hàng, ta có thể phân khách hàng thành các loại sau:

  • Khách hàng tiềm năng: Là khách hàng chưa mua hàng của doanh nghiệp lần nào, nhưng có khả năng cao sẽ mua hàng của doanh nghiệp đó trong tương lai.
  • Khách hàng vãng lai: Là những khách hàng đã mua hàng của doanh nghiệp nhưng chưa thấy quay lại mua hàng lần tiếp theo.
  • Khách hàng trung thành: Là những khách hàng đã mua hàng của doanh nghiệp nhiều lần và có xu hướng tiếp tục mua hàng của doanh nghiệp trong tương lai.

3. Phân loại khách hàng theo phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường là công cụ giúp doanh nghiệp có thể xác định rõ đặc điểm của khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp có thể phục vụ tốt. Dựa trên tiêu chí này, doanh nghiệp có thể phân khách hàng làm 2 loại: Khách hàng mục tiêukhách hàng ngoài mục tiêu.

Vai trò của khách hàng trong Marketing

Vai trò của khách hàng trong Marketing

Vai trò của khách hàng trong hoạt động Marketing

1. Khách hàng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp

Hầu hết, nguồn thu nhập của doanh nghiệp và các cơ sở kinh đến từ khách hàng là chủ yếu. Không có khách hàng, doanh nghiệp gần như không thể tồn tại.

Các doanh nghiệp thường tôn vinh câu ngạn ngữ "khách hàng luôn đúng" bởi vì việc đem lại sự hài lòng của khách hàng luôn mang lại lợi ích và nguồn thu to lớn cho doanh nghiệp. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp luôn biết cách chăm sóc và thường xuyên lắng nghe, thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng để cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ, từ đó có được nguồn thu bền vững hơn.

2. Khách hàng là khởi nguồn của sự phát triển về sản phẩm/dịch vụ mới

Các sản phẩm/dịch vụ mới hầu như đều được nghiên cứu và phát triển dựa trên những vấn đề xoay quanh đối tượng khách hàng mục tiêu như nhu cầu, mong muốn, sở thích, giới tính, nghề nghiệp...

Chẳng hạn như chiếc điện thoại được phát minh ra để giải quyết nhu cầu liên lạc của con người. Xe ô tô được sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ spa xuất hiện nhằm giải quyết nhu cầu làm đẹp và thư giãn của con người.

Với xã hội ngày càng phát triển, các doanh nghiệp luôn nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đáp ứng các nhu cầu mới phát sinh theo cùng sự phát triển ấy.

3. Khách hàng là mục tiêu trung tâm của các hoạt động Marketing

Các hoạt động Marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quảng bá hình ảnh... đều xoay quanh khách hàng mục tiêu.

4. Khách hàng là đích đến của hàng hoá/dịch vụ trong kênh phân phối

Ngày nay, các doanh nghiệp có thể xây dựng mô hình kênh phân phối theo nhiều loại hình (kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối 2 cấp, kênh phân phối 3 cấp...), nhưng dù cho là mô hình nào đi chăng nữa, hàng hoá/dịch vụ cũng sẽ luôn đến với những khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.


Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Khách hàng = Customer

Trong đa số các trường hợp, kể cả trong Marketing, khách hàng là những cá nhân hoặc tổ chức mua các sản phẩm/dịch vụ từ các cửa hàng, cửa tiệm, doanh nghiệp sản xuất, hoặc chỉ đơn giản là có nhu cầu mua các sản phẩm/dịch vụ đó. Không có khách hàng, doanh nghiệp không thể tồn tại.

Khách hàng = Client

Trong các lĩnh vực kinh doanh cần sự tư vấn chuyên nghiệp như tài chính, đầu tư, luật pháp... thì khách hàng chính là những cá nhân hay tổ chức mua các sản phẩm/dịch vụ nhờ vào sự tư vấn từ những chuyên gia. Nếu dịch sang Tiếng Anh thì trong trường hợp này, khách hàng chính là client.

Trong Marketing, các khách hàng có thể được phân thành nhiều loại, dựa trên các tiêu chí sau:

  1. Tư cách pháp nhân: Khách hàng cá nhânkhách hàng doanh nghiệp.
  2. Số lần mua hàng: Khách hàng tiềm năng, khách hàng thực sự và khách hàng trung thành.
  3. Phân khúc thị trường: Khách hàng mục tiêukhách hàng ngoài mục tiêu.

1. Khách hàng là nguồn thu nhập của doanh nghiệp

2. Khách hàng là khởi nguồn của sự phát triển về sản phẩm/dịch vụ mới

3. Khách hàng là mục tiêu tiếp cận của các chương trình, hoạt động quảng bá & truyền thông

4. Khách hàng là đích đến của hàng hoá/dịch vụ trong kênh phân phối