Những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải hiệu ứng Somogyi (hiệu ứng bình minh). Điều này là tình trạng đường huyết tăng cao vào buổi sáng do thiếu insulin để cân bằng hormone cortisol.
Theo bác sĩ nội khoa Kunal K. Shah, làm việc tại khoa nội tiết, bệnh viện Rutgers Robert Wood Johnson (Mỹ): Đường huyết thường đạt đến đỉnh điểm vào 7-8 giờ sáng. Nếu không kiểm soát đường huyết một cách ổn định, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo ý kiến của các bác sĩ, để cân bằng mức đường trong máu, ngay sau khi thức dậy bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây.
1. Trước tiên hãy uống một cốc nước
Theo các chuyên gia, việc duy trì lượng nước cần thiết là một trong những cách đơn giản nhất để kiểm soát mức đường trong máu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), điều này là do khi cơ thể thiếu nước, nồng độ đường trong máu sẽ tăng lên.Hơn thế nữa, đường trong máu tăng cao có thể gây tiểu nhiều hơn, điều này dẫn đến việc mất nước nhiều hơn.
Vì thế, hãy bắt đầu mỗi ngày với một ly nước đầy trước tiên, rồi tiếp tục ưu tiên bổ sung nước suốt cả ngày.
2. Ăn một bữa sáng cân bằng
Theo chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Anthea Levi, việc ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ trong vòng một giờ sau khi thức dậy có thể giúp ổn định lượng đường trong máu suốt buổi sáng. Việc này giúp tránh tình trạng tăng quá mức glucose có thể xảy ra khi ta bỏ bữa sáng. Nên lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI <55) vào buổi sáng, như bánh mì nguyên cám, kiều mạch, mì đậu xanh, khoai môn, đậu nành, đậu xanh, đậu lăng, đậu phụ khô...".3. Cân nhắc việc uống cà phê
Nếu bạn đang có thói quen không thể thiếu cà phê mỗi buổi sáng, bạn có thể không cần loại bỏ hoàn toàn nó khỏi cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần nhìn nhận cách cà phê ảnh hưởng tới mức đường trong máu của bạn, đặc biệt khi bạn thích cà phê ngọt ngào.Cách uống cà phê tốt nhất cho sức khỏe đường máu là không thêm chất tạo ngọt hoặc chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ. Thay vì dùng kem có đường, chuyên gia khuyến nghị nên dùng một chút sữa bò 2% hoặc sữa tươi không đường. Uống cà phê kèm bữa sáng cũng giúp duy trì năng lượng ổn định cho cả buổi sáng.
4. Tập thể dục sau khi ăn sáng 1 tiếng
Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục sau khi ăn sáng trong vòng một giờ để kiểm soát lượng đường trong máu. Lúc này, bữa ăn đã được tiêu hóa một phần và người bệnh không cảm thấy quá no. Đặc biệt, vào thời điểm này, mức đường huyết đạt đỉnh, việc tập thể dục hợp lý sẽ giúp giảm mức đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi tập, cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo sức khỏe.Thời gian tập mỗi buổi không nên ít hơn 30 phút và không nên quá 1 giờ. Đặc biệt, cần chọn cường độ tập phù hợp với cơ thể để đốt cháy mỡ và calo hiệu quả mà không gây sụt giảm đường huyết quá mức.