Sự rối loạn trong nội tiết tố nữ có tác động lớn đến sức khỏe và nhan sắc của phụ nữ. Khi nồng độ nội tiết tố (như estrogen, progesteron, cortisol, hormone tuyến giáp, androgen...) tăng cao hoặc giảm sâu, rối loạn nội tiết sẽ xảy ra. Điều này không phổ biến nhưng lại ít được chú ý và đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Rối loạn nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, tử cung, tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, tinh thần, giấc ngủ, và làn da. Làn da thường phản ánh rõ nhất các dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nữ và có thể được nhận biết qua 4 đặc điểm sau đây:
1. Dễ nổi mụn
Nội tiết tố androgen ảnh hưởng đến việc tiết dầu trên da, đặc biệt là ở vùng cằm. Sự tăng androgen và suy giảm estrogen ở nữ giới có thể dẫn đến nổi mụn trứng cá liên miên tập trung ở vùng cằm.
Nổi mụn nhiều ở cằm hoặc trán là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ điển hình (Ảnh minh họa)
Bởi hàm lượng androgen cao tăng dầu, làm da bí nhờn, không được làm sạch đúng cách sẽ ế tạo điều kiện cho,vi khuẩn phát triển và sinh mụn. Ngoài ra, việc quá tải cortisol cũng được cho là nguyên nhân da mặt dễ nổi mụn, thường ở vùng trán và cằm.
2. Da trở nên khô hoặc nhờn bất thường
Như đã nói ở trên, androgen giữ vai trò kiểm soát tiết dầu trên da. Cùng lúc đó, nội tiết tố nữ estrogen đảm nhiệm chức năng giữ ẩm, tăng sự đàn hồi của làn da. Khi rối loạn 2 nội tiết tố này, đương nhiên vẻ đẹp làn da cũng bị ảnh hưởng. Dễ thấy nhất là độ ẩm và bề mặt, mức độ tiết dầu của làn da.
3. Da trở nên rất nhạy cảm
Nếu hàm lượng estrogen quá cao và androgen quá thấp, da sẽ dễ bị khô và thô ráp. Ngược lại, nếu hàm lượng androgen quá cao và estrogen quá thấp, da sẽ dễ bị nhờn, tiết dầu nhiều và lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Lưu ý, nếu da khô bỗng dưng trở nên dầu hoặc ngược lại, có thể là do rối loạn nội tiết tố, và cần phải điều chỉnh ngay.
3. Da trở nên rất nhạy cảm
Khi rối loạn nội tiết xảy ra, tốc độ mất nước của da càng cao. Điều này có nghĩa là chức năng hàng rào bảo vệ da bị "xâm phạm". Khi đó, da sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, dễ bị ngứa, nóng, mẩn đỏ và có thể phản ứng dị ứng với thức ăn, môi trường bên ngoài, hoặc sản phẩm mỹ phẩm. Điều này thường xảy ra khi hàm lượng estrogen hoặc progesterone giảm quá nhiều.
Rối loạn nội tiết tố cũng có thể khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn với thời tiết, mỹ phẩm (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, việc tăng nồng độ cortisol - một dạng rối loạn nội tiết phổ biến do tác động của rối loạn tinh thần (lo lắng, căng thẳng...) cũng khiến da trở nên khô và nhạy cảm hơn. Điều này cũng có thể gây tổn thương cho cấu trúc collagen và elastin, hai thành phần quan trọng giúp da mềm mại và độ đàn hồi của da.
4. Thay đổi về màu da, xuất hiện thâm nám
Rối loạn nội tiết làm cho các con đường liên quan đến melanin hoạt động mạnh hơn. Vì hormone tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất khác nhau của cơ thể, nhiều tình trạng bệnh lý có thể gây ra sự thay đổi nồng độ hormone, dẫn đến thay đổi về làn da. Các vấn đề phổ biến như da thâm sạm, không đều màu, thậm chí xuất hiện thâm nám sớm.
Sự hình thành của nám hầu hết liên quan đến nội tiết tố nữ estrogen. Đây chính là hormone sinh dục có vai trò quan trọng trong cơ thể và có khả năng ức chế sự sản sinh hormone MSH (hormone gây kích thích tăng sản xuất melanin dưới da).
Sự giảm estrogen hoặc progesterone, cortisol đều có thể dẫn đến da mất nước và khô hơn. Do đó, da trở nên sần sùi và thâm sạm hơn do chức năng tổng hợp collagen, elastin, duy trì cấu trúc mao quản dưới da và ức chế bài tiết dầu nhờn bị rối loạn.
Khi nội tiết tố bị suy giảm, quá trình sản xuất collagen (để làm săn chắc da) và elastin (để giữ độ đàn hồi của da) giảm đi đáng kể, cùng với đó là quá trình tái tạo tế bào da cũng giảm đi. Da trở nên mỏng, mất độ đàn hồi, kém săn chắc và xuất hiện nếp nhăn, thâm sạm.
Nếu bất kỳ dấu hiệu thâm nám trên da xuất hiện cùng với tâm trạng thất thường, bạn nên đi khám nội tiết tố.
Rối loạn nội tiết tố không chỉ ảnh hưởng đến da mà còn gây ra nhiều biểu hiện khác như rối loạn kinh nguyệt, tâm trạng thất thường, tăng cân, thay đổi vóc dáng... Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn nội tiết tố có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, bổ sung các nội tiết tố (đặc biệt là estrogen, progesterone) thông qua chế độ ăn uống, tăng cường vận động, duy trì giấc ngủ đủ giấc, cùng việc cải thiện tâm trạng... đều đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ thống nội tiết tố ở phụ nữ. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là tìm tới sự tư vấn từ các chuyên gia y tế.
Nguồn và ảnh: Sohu, ETtoday, woman.tvbs