Chen Rongjian, Giám đốc điều hành Trung tâm Phẫu thuật Xâm lấn Tối thiểu tại Bệnh viện Đa khoa Min Sing ở Đài Loan, Trung Quốc, cho biết rằng nhiều người trẻ hiểu lầm về chế độ ăn uống lành mạnh. Một số người cho rằng cần ăn nhiều đường và ăn quá no mới mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cách thức ăn uống không đúng cũng có thể dẫn tới mắc bệnh này.
Một bệnh nhân nữ 30 tuổi, tên Tiểu Yến, sống tại Đài Bắc, Đài Loan, đã mắc phải sai lầm tương tự. Ông kể lại rằng Tiểu Yến trước đó đã được khám sức khỏe định kỳ và được cảnh báo về chỉ số đường huyết cao hơn bình thường. Mặc dù đã chạm mốc tiền tiểu đường, chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách là có thể cải thiện tình trạng một cách đáng kể.
Nước tiểu nhiều bọt cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, sau một tháng rưỡi, Tiểu Yến ngạc nhiên phát hiện nước tiểu của mình có nhiều bọt. Đồng nghiệp cũng đã nói rằng gần đây Tiểu Yến đi tiểu nhiều hơn bình thường và khuyên cô nên đi khám. Thật không ngờ, kết quả chẩn đoán chỉ ra cô bị mắc bệnh tiểu đường. Mức đường huyết của cô cao hơn rất nhiều so với lần khám trước đó, cùng với nồng độ glycat hóa huyết sắc tố cao lên tới 7,8%. Cô bàng hoàng đến mức ngồi bệt xuống sàn rồi òa khóc trước mặt các y bác sĩ.
Mắc tiểu đường vì 2 kiểu ăn uống tưởng là lành mạnh
Sau khi bình tĩnh lại, Tiểu Yến cho biết cô muốn làm lại kiểm tra. Bởi vì cô không hiểu tại sao mình lại mắc bệnh tiểu đường dù đã cố gắng ăn uống rất lành mạnh. Khi đó, bác sĩ Chen Rongjian yêu cầu cô chia sẻ thêm chi tiết về chế độ ăn của mình để tìm ra nguyên nhân.
Tiểu Yến kể, sau khi đi khám sức khỏe và biết rằng chỉ số đường huyết của mình cao hơn bình thường, cô tự tìm hiểu trên mạng và sau đó lập một thực đơn ăn kiêng riêng cho mình. Trong đó, cô tập trung vào việc ăn ít dầu mỡ, giảm muối, ăn nhiều trái cây và giảm cân - tất cả đều là các yếu tố giúp phòng bệnh tiểu đường.
Nhưng có một số điểm khác biệt đáng chú ý trong chế độ ăn uống mà Tiểu Yến cho rằng là hữu ích, nhưng lại không chính xác. Một điểm đó là cô thường xuyên kiềm chế mức độ ăn, đặc biệt là vào buổi sáng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc này là một thói quen xấu đối với sức khỏe, đặc biệt là khi làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Việc duy trì thói quen nhịn ăn kéo dài, đặc biệt là không ăn sáng, đã được chỉ ra là một nguy cơ tăng cao cho bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Chen Rongjian dùng một nghiên cứu của Trung tâm Tiểu đường Đức năm 2019 làm minh chứng cho vấn đề này. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bỏ bữa sáng chỉ một ngày một tuần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên 6%. Điều đáng ngạc nhiên là việc bỏ bữa sáng từ 4 đến 5 ngày mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 55%, con số gây sốc. Bác sĩ Chen Rongjian cho biết, việc duy trì thói quen nhịn đói kéo dài theo thời gian, cho dù là trong bữa sáng hay các bữa ăn khác trong ngày, sẽ gây gián đoạn cho quá trình tiết insulin trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một điều đặc biệt khác trong chế độ ăn của Tiểu Yến là cô thích ăn trái cây nhiều, nhưng do thích khẩu vị ngọt nên cô luôn chọn những loại quả có chỉ số đường huyết cao. Bên cạnh đó, để giảm cân, cô cũng thường uống nước ép trái cây gần như 3 bữa mỗi ngày. Để tiết kiệm thời gian, cô thường mua nước ép trái cây đã được làm sẵn.
Ở mức độ khác nhau, nước ép trái cây chứa nhiều đường hơn so với trái cây tươi. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Lancet Diabetes & Endocrinology" đã chỉ ra rằng nước ép trái cây nguyên chất có nhiều đường, ví dụ như nước ép táo nguyên chất 100% có chứa lượng đường gần bằng nước ngọt có ga.
Trong quá trình ép trái cây, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác bị loại bỏ, dẫn đến việc loại thức uống nhận được ngoài nước gần như chỉ chứa đường. Ngoài ra, việc sản xuất nước ép trái cây yêu cầu sử dụng nhiều trái cây hơn so với việc ăn trái cây tươi, gây tăng cao tổng lượng đường tiêu thụ vào cơ thể. Người trưởng thành nên hạn chế tiêu thụ hơn 30g đường/ngày, tương đương với không quá 150ml nước ép trái cây mỗi ngày, nhưng lượng nước ép trái cây mà Tiểu Yến uống vượt quá nhiều.
So sánh với trái cây tươi, nước ép trái cây chứa nhiều đường hơn và cần tránh uống quá nhiều.
Ngoài ra, đường tồn tại trong nước ép trái cây cũng gây hại cho sức khỏe khi tiêu thụ quá nhiều. Bác sĩ Chen Rongjian đã giải thích rằng, khác với đường tự nhiên có trong trái cây tươi, đường fructose trong nước ép trái cây là một loại "đường tự do". Điều này không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mà còn ảnh hưởng đến mỡ máu, gan và gây ra tình trạng béo phì nhanh chóng.
Khi nhận ra sai trái của mình, Tiểu Yến nuối tiếc rất nhiều. Cô cũng mong muốn chia sẻ câu chuyện của mình đến càng nhiều người càng tốt để thay đổi nhận thức về thói quen ăn uống không đúng, từ đó phòng ngừa bệnh tiểu đường từ sớm. Hiện tại, sau 3 tháng điều trị, chỉ số đường huyết của cô đã được cải thiện đáng kể và ổn định, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Sohu, Health People