Thị trường (market) là gì? Kết cấu & Phân loại thị trường

Thị trường (market) là gì? Kết cấu & Phân loại thị trường

Thị trường là gì theo định nghĩa thông dụng lẫn định nghĩa trong Marketing? Thị trường có thể được phân thành bao nhiêu loại? Có bao nhiêu thành tố cơ bản cấu tạo nên thị trường?

Khái niệm thị trường

Thị trường là gì?

Định nghĩa thông dụng

Theo định nghĩa thông dụng, trong đó bao gồm kinh tế học, thị trường là nơi giao lưu mua bán giữa các cá nhân, tổ chức. Thị trường có thể là các chợ siêu thị hoặc các cửa hàng, đại lý các công ty, sàn giao dịch...

Thị trường rau củ

Định nghĩa trong Marketing

Trong Marketing, thị trường là tập hợp các khách hàng tiềm năng và khách hàng thực sự có nhu cầu về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Định nghĩa thị trường

Ví dụ:

  • Trong một cuộc họp về kế hoạch ra mắt một sản phẩm điện thoại thông minh mới, khi một ai đó trong cuộc họp đề cập đến thị trường điện thoại thông minh, thì nghĩa là đang đề cập đến tập hợp các khách hàng có nhu cầu mua loại sản phẩm này.
  • Tiêu đề của một bài báo cáo thực tập: Tình hình thị trường bất động sản tại TPHCM năm 2019
  • Tiêu đề của một bài tạp chí: McDonald's chưa thể phát triển mạnh tại thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam.

Phân loại thị trường

Có bao nhiêu loại thị trường đã và đang tồn tại?

Có rất nhiều loại thị trường đã và đang tồn tại, chúng được phân dựa trên một số tiêu chí nhất định, bao gồm:

Sơ đồ phân loại (Các loại hình) thị trường

  • Thị trường độc quyền, Thị trường cạnh tranh - Theo mô hình kinh tế học.
  • Thị trường nông nghiệp, thị trường công nghiệp, thị trường chăn nuôi hải sản... - Theo lĩnh vực kinh doanh
  • Thị trường thực phẩm, thị trường giày dép, thị trường quần áo, thị trường xe máy, thị trường dịch vụ spa, thị trường chứng khoán... - Theo loại hình sản phẩm
  • Thị trường tiêu dùng, thị trường doanh nghiệpTheo loại hình khách hàng
  • Thị trường bán lẻ, thị trường bán buôn - Theo phương thức phân phối
  • Thị trường online, thị trường offline - Theo phương thức liên hệ & trao đổi
  • Thị trường chợ đen, thị trường hợp pháp - Theo cơ sở pháp lý
  • Thị trường trong nước, thị trường quốc tế - Theo vị trí địa lý

Hocmarketing.org sẽ giải thích một số khái niệm loại hình thị trường dưới đây:

Thị trường độc quyền (monopoly market) là gì?

Thị trường độc quyền (monopoly market)

Thị trường độc quyền là mô hình thị trường mà trong đó chỉ có duy nhất một cá nhân/tổ chức đóng vai trò là người bán cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho tất cả các người mua. Trong một thị trường độc quyền, yếu tố cạnh tranh không hề tồn tại và người bán chỉ chịu duy nhất sự kiểm soát từ chính phủ hoặc các tổ chức vận hành thị trường.

Thị trường cạnh tranh (monopsony/competitive market) là gì?

Thị trường cạnh tranh (monopsony/competitive market)

Thị trường cạnh tranh là mô hình thị trường mà trong đó có nhiều cá nhân/tổ chức đóng vai trò là người bán cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho tất cả các người mua. Trong một thị trường cạnh tranh, những người bán buộc phải cạnh tranh lẫn nhau để có được doanh thu.

Thị trường offline là gì?

Thị trường offline

Thị trường offline là mô hình thị trường mà trong đó người mua phải di chuyển đến một địa điểm thực tế (cửa hàng, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại....) để tiến hành quá trình mua một sản phẩm/dịch vụ cung cấp bởi người bán.

Thị trường online là gì?

Thị trường online là mô hình thị trường mà trong đó người mua phải liên hệ với người bán thông qua các phương tiện trực tuyến (Website, Mạng xã hội, Ứng dụng di động...) để thực hiện quá trình mua hàng. Người bán sau khi tiếp nhận yêu cầu đặt hàng của người mua sẽ phân phối hàng đến địa chỉ của người mua hoặc đến trực tiếp địa chỉ của người mua để cung cấp dịch vụ.

Thị trường bán lẻ (retailer martket) là gì?

Thị trường bán lẻ

Thị trường bán lẻ là mô hình thị trường mà trong đó người bán cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng theo phương thức bán lẻ. Người mua trong một thị trường bán lẻ có thể mua sản phẩm/dịch vụ với số lượng ít hoặc nhiều. Giá sản phẩm sẽ được tính theo đơn vị nhỏ nhất với mức chiết khấu thấp.

Thị trường bán buôn (wholesaler market) là gì?

Thị trường bán buôn

Thị trường bán buôn là mô hình thị trường mà trong đó người bán cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng theo phương thức bản sỉ. Người mua trong một thị trường bán buôn chỉ có thể mua sản phẩm/dịch vụ với số lượng lớn (số lượng tối thiểu tuỳ theo quy định của người bán) với một mức chiết khấu cao. Thông thường, người mua trong thị trường bán buôn là các cơ sở kinh doanh hoặc doanh nghiệp.

Các thành tố cơ bản cấu tạo nên thị trường

Thị trường bao gồm những thành tố cơ bản nào?

Thị trường sẽ bao gồm các thành tố cơ bản sau đây:

Cấu tạo của thị trường

  • Người mua (cầu): Hay còn gọi là khách hàng, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp, sử dụng sản phẩm/dịch vụ cho mục đích tiêu dùng hay cho mục đích sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ khác.
  • Người bán (cung): Có thể là cá nhân hoặc tổ chức, đóng vai trò là nhà sản xuất hay nhà phân phối.
  • Người quản lý: Thông thường sẽ là các cơ quan trong chính phủ, hay các tổ chức phi chính phủ, đóng vai trò trong việc điều phối thị trường về mặt số lượng & chất lượng sản phẩm, giá cả...

Vai trò & chức năng của thị trường

Một thị trường dù thuộc chủng loại nào, hiễn nhiên vẫn mang những vai trò, chức năng sau đây:

  • Thừa nhận giá trị của sản phẩm/dịch vụ có mặt trên thị trường đó: Một sản phẩm/dịch vụ được lưu hành trên thị trường luôn mang một giá trị nhất định cho khách hàng, người tiêu dùng. Giá trị đó có thể nằm ở công dụng, thiết kế, thương hiệu, dịch vụ đi kèm...
  • Xác định giá tham chiếu của sản phẩm/dịch vụ: Thông qua quá trình trao đổi mua bán, mức giá tham chiếu của sản phẩm/dịch vụ sẽ được hình thành. Mức giá tham chiếu là mức giá trung bình mà trong đó, mức giá thực tế của sản phẩm/dịch vụ tại một thời điểm có thể ngang ngữa, cao hoặc thấp hơn (chênh lệch không vượt quá 10%). Mức giá tham chiếu của sản phẩm/dịch vụ có thể thay đổi theo thời gian.
  • Kết nối giữa người bán và người mua: Thị trường giúp tạo cầu nối giữa người bán và người mua để trao đổi thông tin, hàng hóa và giá trị.
  • Điều tiết lượng cung và cầu: Những cá nhân, tổ chức quản lý thị trường có thể điều tiết lượng cung và cầu của thị trường đó thông qua các công cụ như giá tối đa, giá tối thiểu, hạn ngạch...

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Định nghĩa thông dụng: Theo định nghĩa thông dụng, trong đó bao gồm kinh tế học, thị trường là nơi giao lưu mua bán giữa các cá nhân, tổ chức. Thị trường có thể là các chợ siêu thị hoặc các cửa hàng, đại lý các công ty, sàn giao dịch...

Định nghĩa trong Marketing: Trong Marketing, thị trường là tập hợp các khách hàng tiềm năng và khách hàng thực sự có nhu cầu về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Có rất nhiều loại thị trường đã và đang tồn tại, chúng được phân dựa trên một số tiêu chí nhất định, bao gồm:

  • Theo mô hình kinh tế học: Thị trường độc quyền, Thị trường tự do.
  • Theo lĩnh vực kinh doanh: Thị trường nông nghiệp, thị trường công nghiệp, thị trường chăn nuôi hải sản...
  • Theo loại hình sản phẩm: Thị trường thực phẩm, thị trường giày dép, thị trường quần áo, thị trường xe máy, thị trường dịch vụ spa...
  • Theo loại hình khách hàng: Thị trường tiêu dùng, thị trường doanh nghiệp.

Thị trường sẽ bao gồm các thành tố cơ bản sau đây:

  • Người mua: Hay còn gọi là khách hàng, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp, sử dụng sản phẩm/dịch vụ cho mục đích tiêu dùng hay cho mục đích sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ khác.
  • Người bán: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức, đóng vai trò là nhà sản xuất hay nhà phân phối.
  • Người quản lý: Thông thường sẽ là các cơ quan trong chính phủ, hay các tổ chức phi chính phủ, đóng vai trò trong việc điều phối thị trường về mặt số lượng & chất lượng sản phẩm, giá cả...