Giá trị khách hàng (customer value) là gì?

Giá trị khách hàng (customer value) là gì?

Định nghĩa về giá trị khách hàng (customer value) trong Marketing. Vai trò của giá trị khách hàng đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Cách thức để doanh nghiệp tạo ra giá trị khách hàng.

Khái niệm giá trị khách hàng (customer value)

Giá trị khách hàng (customer value) là gì?

Giá trị khách hàng (customer value) là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng nhận được trong suốt quá trình tìm hiểu, muasử dụng sản phẩm/dịch vụ. Những giá trị ấy bao gồm những lợi ích của bản thân sản phẩm/dịch vụ như công dụng, tính năng... cộng hưởng với giá trị thương hiệu mang lại như phong cách, thời trang, đẳng cấp... cùng với sự trải nghiệm, cảm nhận trong suốt quá trình từ lúc tìm hiểu, quyết định mua, sử dụng, chăm sóc & hậu mãi.

Giá trị khách hàng là gì? Định nghĩa giá trị khách hàng

Vai trò & ý nghĩa của giá trị khách hàng trong Marketing

Giá trị khách hàng có vai trò như thế nào trong Marketing?

  • Giá trị khách hàng là một hình thức nâng cao của sản phẩm và dịch vụ.
  • Giá trị khách hàng đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược Marketing của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, có mức độ nhận diện thương hiệu cao như Apple, Honda, Mercedes, Chanel, Gucci... Những doanh nghiệp này không chỉ đơn thuần là cung cấp các sản phẩm & dịch vụ, mà còn cung cấp nhiều giá trị khác cho người tiêu dùng.
  • Giá trị khách hàng tạo nên một lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng.

Quy trình xây dựng giá trị khách hàng

Làm thế nào để tạo ra giá trị khách hàng?

Quy trình xây dựng giá trị khách hàng

Giá trị khách hàng được tạo ra không đơn giản chỉ là từ cách chào hỏi, thái độ của nhân viên bán hàng... mà đó là kết quả của toàn bộ quá trình marketing, từ khâu nghiên cứu thị trường, định vị, phát triển sản phẩm, sản xuất, phân phối, đến quảng bá và truyền thông. Từng khâu phải được thực hiện một cách nhất quán theo kế hoạch, chiến lược marketing đã đề ra.

  • Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về nhu cầu, đặc điểm, tính cách, sở thích của thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
  • Định vị: Lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp có thể phục vụ một cách tốt nhất.
  • Phát triển sản phẩm và Sản xuất: Tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu nhu cầu của thị trường mục tiêu một cách tốt nhất, cùng các dịch vụ đi kèm bổ trợ cho quá trình sử dụng. 
  • Phân phối: Xây dựng kênh, hình thức phân phối, bán hàng sao khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận được sản phẩm dễ dàng, thuận tiện nhất, thoải mái nhất. 
  • Quảng bá và truyền thông: Nhất quán về nội dung định vị thương hiệu trong thông điệp của các chiến dịch quảng cáo, bán hàng, PR... để có thể lan tỏa giá trị khách hàng với quy mô rộng và xa hơn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Giá trị khách hàng (customer value) là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng nhận được trong suốt quá trình tìm hiểu, muasử dụng sản phẩm/dịch vụ. Những giá trị ấy bao gồm những lợi ích của bản thân sản phẩm/dịch vụ như công dụng, tính năng... cộng hưởng với giá trị thương hiệu mang lại như phong cách, thời trang, đẳng cấp... cùng với sự trải nghiệm, cảm nhận trong suốt quá trình từ lúc tìm hiểu, quyết định mua, sử dụng, chăm sóc & hậu mãi.
  • Giá trị khách hàng là một hình thức nâng cao của sản phẩm và dịch vụ.
  • Giá trị khách hàng đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược Marketing của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, có mức độ nhận diện thương hiệu cao như Apple, Honda, Mercedes, Chanel, Gucci... Những doanh nghiệp này không chỉ đơn thuần là cung cấp các sản phẩm & dịch vụ, mà còn cung cấp nhiều giá trị khác cho người tiêu dùng.
  • Giá trị khách hàng tạo nên một lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng.
  • Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về nhu cầu, đặc điểm, tính cách, sở thích của thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
  • Định vị: Lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp có thể phục vụ một cách tốt nhất.
  • Phát triển sản phẩm và Sản xuất: Tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu nhu cầu của thị trường mục tiêu một cách tốt nhất, cùng các dịch vụ đi kèm bổ trợ cho quá trình sử dụng. 
  • Phân phối: Xây dựng kênh, hình thức phân phối, bán hàng sao khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận được sản phẩm dễ dàng, thuận tiện nhất, thoải mái nhất. 
  • Quảng bá và truyền thông: Nhất quán về nội dung định vị thương hiệu trong thông điệp của các chiến dịch quảng cáo, bán hàng, PR... để có thể lan tỏa giá trị khách hàng với quy mô rộng và xa hơn.