Khái niệm Selective distortion
Selective distortion là gì?
Selective distortion (dịch sang tiếng Việt: Sự biên dịch thông tin có chọn lọc) là một thuật ngữ ám chỉ khả năng mà trong đó, con người khi tiếp nhận thông tin (nghe, thấy, đọc) sẽ có xu hướng biên dịch, diễn giải lại theo hướng phù hợp với nhận thức, niềm tin, mong đợi, cảm xúc của người đó.
Để hiểu hơn về hiện tượng này, ta xem ví dụ thông qua hình minh họa dưới đây?
Nhìn vào hình trên, bạn cho rằng có bao nhiêu thanh sắt có trong hình? Nếu nhìn dưới góc độ của người đứng bên trái, khả năng cao bạn sẽ cho rằng có 4 thanh, nhưng nếu dưới góc độ của người bên phải, câu trả lời có lẻ là 3.
Ví dụ khác:
- Nhiều người hâm mộ bóng đá có xu hướng đỗ lổi cho trọng tài thiên vị, đội bạn chơi xấu khi đội nhà thua, mặc dầu trận đấu diễn ra khá công bằng hay thậm chí đội nhà cũng có những pha chơi xấu không kém.
- Nhiều fan hâm hộ thường không tin vào điều xấu mà thần tượng của mình đã phạm phải, dẫu cho đó là sự thật.
- Nhiều người khi nhìn vào thành công của người khác có xu hướng cho rằng thành công đó là do may mắn, hoặc dễ dàng, dẫu người đó đã trải qua bao nhiêu ngày tháng gian khỗ.
- Người tiêu dùng mất niềm tin vào quảng cáo do, cho rằng những nội dung đó là lừa gạt, do trước đó đã tin vào nhiều quảng cáo sai sự thật.
- Nhiều người vẫn phớt lờ những cảnh báo lừa đảo, dễ dàng sập bẫy đa cấp 4.0 bởi lòng tham và niềm tin mãnh liệt vào câu chuyện "không làm mà vẫn có ăn".
- Các nhà nghiên cứu, chuyên gia Phương Tây cho rằng Covid 19 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc, trong khi chính phủ Bắc Kinh cho rằng loài Virus này có nguồn gốc từ tự nhiên.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Selective distortion
Có thể bạn đã nghe đâu đó nói rằng, con người thường có xu hướng tin vào những điều mình muốn tin. Đúng vậy, nhưng cụ thể hơn, niềm tin ấy được chi phối bởi những yếu tố sau:
Yếu tố chủ quan:
- Nhận thức: Cách bạn nhìn nhận về thế giới xung quanh & bản thân. Nhận thức được xây dựng bởi tác động của môi trường xung quanh, cách mà một người được giáo dục, nuôi nấng, chăm sóc, đối xử, giai cấp, địa vị xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo...
- Niềm tin: Niềm tin bạn đặt vào bản thân hoặc một cá nhân, tổ chức hay sự vật nào đó. Niềm tin sẽ được cũng cố khi một người thường nhận được sự trung thực, tiếp nhận được thông tin đúng sự thật. Ngược lại, niềm tin sẽ sụp đỗ khi một người thường xuyên đối mặt với sự lừa dối, tiếp nhận những thông tin sai sự thật.
- Mong đợi: Bạn đang mong đợi một điều gì đó xảy ra (khách ký hợp đồng, trời đừng mưa, trúng số...)
- Cảm xúc: Cách bạn cảm nhận về bản thân hoặc một cá nhân, tổ chức hay sự vật nào đó, trạng thái tâm lý mà bạn tiếp nhận thông tin (vui, buồn, giận giữ...)
Yếu tố khách quan:
- Góc độ: Mỗi con người chúng ta đôi khi tiếp cận thông tin, sự việc ở một góc độ nhất định. Điều này hạn chế khả năng nhìn nhận thấu đáo (phiến diện). Giả sử hôm nay, bạn ra ngoài đường gặp một cảnh 2 vợ chồng cãi vã, trong đó ông chồng tát cô vợ khiến cô đỏ rát cả mặt. Bạn nghĩ rằng lỗi là do ông chồng vũ phu. Tuy nhiên, nếu là người trong cuộc, bạn sẽ thấy cô vợ này quá đáng khi thường xuyên chửi bới, lăng mạ nhà chồng.
- Thời điểm: Bạn nghĩ sao về việc vợ ngoại tình phải chịu hình phạt "cạo đầu, bôi vôi, thả trôi sông". Thật nực cười đúng không? Thời nay nam nữ bình đẳng rồi, làm quái gì có hình phạt vô lý như thế. Nhưng thật ra, điều này hết sức bình thường trong thời xã hội phong kiến ngày xưa.
- Bối cảnh: Việc giúp đỡ một người đang lăn lê kiệt sức ngoài đường theo bạn là điều phải làm đúng không? Tuy nhiên, nếu người này đang ở một khu vực nơi có tệ nạn ma túy thường xuyên diễn ra, liệu bạn có cho đó là điều nên làm?
Bạn quyết định mua một sản phẩm của một nhãn hàng vì tin vào quảng cáo, nhưng phát hiện ra sản phẩm không đúng chất lượng như đã được nghe. Kể từ đó, khi tiếp xúc với quảng cáo của nhãn hàng đó 1 lần nữa (dù vô ý hay cố ý), bạn vẫn sẽ cho rằng những lời quảng cáo đó là dối trá.
Hay ở một hướng ngược lại, một số người tiêu dùng tiếp cận những bài review mang tính chất công kích, sai sự thật, truyền thông định hướng, đâm ra tẩy chay sản phẩm của một nhãn hàng, du cho sản phẩm đó có đạt đúng tiêu chuẩn chất lượng đúng theo quảng cáo.
Selective distortion là thách thức của người làm truyền thông Marketing
Truyền thông trong Marketing không chỉ đơn giản là truyền đi và nhận về thông tin. Việc thông tin được tiếp nhận theo cách nào còn phụ thuộc vào đặc điểm, hoàn cảnh, môi trường sống của đối tượng người nghe, cũng như cách mà doanh nghiệp đối xử với khách hàng, người tiêu dùng. Không phải lúc cứ xa xả tung hô chất lượng của sản phẩm là người tiêu dùng sẽ tin tưởng và nghe theo những gì doanh nghiệp nói.
Ở chiều hướng ngược lại, đôi khi bản thân doanh nghiệp cũng mắc phải tình trạng Selective distortion. Chẳng hạn như một số lãnh đạo doanh nghiệp quá tin vào các số liệu báo cáo mà phớt lờ đi thực tế rằng có nhiều khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm.
Selective distortion là hiện tượng tự nhiên mang tính 2 mặt
Xét cho cùng, Selective distortion cũng là cơ chế tự nhiên, khi con người cố bảo vệ bản thân khỏi những thông tin được cho là bất lợi, có hại. Ở mặt tích cực, selective distortion giúp con người tránh tin vào những thông tin sai sự thật, nhận biết truyền thông định hướng. Ở mặt tiêu cực, selective distortion khiến con người trở nên quá bị quan, áp lực vì nghi ngờ, hay bị dẫn dắt bởi những cao thủ truyền thông.
Câu hỏi thường gặp (FAQ)
Có thể bạn đã nghe đâu đó nói rằng, con người thường có xu hướng tin vào những điều mình muốn tin. Đúng vậy, nhưng cụ thể hơn, niềm tin ấy được chi phối bởi những yếu tố sau:
- Yếu tố chủ quan: Nhận thức, niềm tin, mong đợi, cảm xúc.
- Yếu tố khách quan: Góc độ, thời điểm, bối cảnh.