Nghiên cứu Marketing là một quá trình quan trọng và thiết yếu trong việc định hình chiến lược kinh doanh của một công ty hoặc tổ chức. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao. Nghiên cứu Marketing giúp các nhà quản lý hiểu được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, cũng như thị trường mục tiêu mà họ đang hướng đến.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Nghiên cứu thị trường (nghiên cứu Marketing) là gì và quy trình nghiên cứu thị trường. Chúng ta sẽ đi sâu vào từng khía cạnh của quá trình này để có được cái nhìn tổng quan về cách thức nghiên cứu Marketing được thực hiện và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường (nghiên cứu Marketing) là gì?
Nghiên cứu thị trường là một trong những hoạt động diễn ra thường xuyên ở các doanh nghiệp, cửa hàng. Nghiên cứu thị trường đóng một vai trò rất quan trọng, là nguồn dữ liệu phân tích đáng tin cậy để doanh nghiệp có cơ sở đưa ra các quyết định liên quan đến các hoạt động khác trong marketing như phát triển, thương mại hóa sản phẩm mới, điều chỉnh đặc điểm sản phẩm, thay đổi giá bán, thay đổi hoặc áp dụng kênh phân phối mới...
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đã định nghĩa về Nghiên cứu thị trường như sau:
Nghiên cứu thị trường (Nghiên cứu Marketing) là một công cụ giúp doanh nghiệp Marketing, doanh nghiệp kết nối với người tiêu dùng, khách hàng, công chúng thông qua thông tin, dữ liệu. Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp xác định được cơ hội, các vấn đề còn tồn đọng; xây dựng, theo dõi, hiệu chỉnh và đánh giá các hoạt động marketing; giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về thị trường.
Quy trình nghiên cứu thị trường (nghiên cứu Marketing)
Quy trình nghiên cứu thị trường (nghiên cứu Marketing) ở các doanh nghiệp nhìn chung diễn ra theo 6 bước theo sơ đồ sau đây:
1. Xác định vấn đề và mục tiêu
Công việc đầu tiên trong quá trình nghiên cứu thị trường là xác định vấn đề mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, cần dữ liệu nghiên cứu để đưa ra hướng giải quyết, các mục tiêu cần đạt của cuộc nghiên cứu.
Ví dụ:
- Doanh nghiệp A đang có ý tưởng về một sản phẩm mới. Để hiện thực hóa ý tưởng, doanh nghiệp A sản xuất một số lượng nhỏ sản phẩm này, phát cho những khách hàng được chọn và thực hiện một cuộc nghiên cứu về đánh giá của những khách hàng này đối với sản phẩm.
- Doanh nghiệp B đang chứng kiến một sự sụt giảm về doanh thu đối với mặt hàng sữa rửa mặt dành cho nam. Doanh nghiệp B đã thực hiện một cuộc nghiên cứu để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp trong chiến lược marketing cho sản phẩm sửa rữa mặt này.
=> Tham khảo Cấu trúc của 1 bài nghiên cứu Marketing | |
=> Tham khảo Top các loại mục tiêu phổ biến trong nghiên cứu Marketing |
2. Xây dựng kế hoạch
Sau khi đã xác định được vấn đề và các mục tiêu, người làm nghiên cứu cần xây dựng một kế hoạch hiệu quả để có được những thông tin cần thiết, với một mức chi phí có thể ước tính, và phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kế hoạch nghiên cứu sẽ bao gồm xác định các nguồn dữ liệu có thể thu thập, phương thức thu thập, các phương tiện & công cụ thực hiện, "tập đối tượng" (sampling plan), phương thức liên hệ, ngân sách chi tiết.
Đối với nguồn dữ liệu, người nghiên cứu có thể lựa chọn một trong hai, hoặc cả hai nguồn sau:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp (Secondary data), là những dữ liệu thông tin đã có từ trước, có thể thu thập được từ việc tra cứu, tìm kiếm.
- Nguồn dữ liệu chính (Primary data), là những dữ liệu mới, có được thông qua việc khảo sát trực tiếp các đối tượng nghiên cứu.
=> Tham khảo Dữ liệu sơ cấp là gì? So sánh dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp | |
=> Tham khảo Dữ liệu thứ cấp là gì? Ưu và Nhược điểm của dữ liệu thứ cấp |
Về phương thức tiếp cận, người làm nghiên cứu có thể sử dụng các phương thức sau:
- Phương pháp quan sát: Người nghiên cứu thu thập thông tin thông qua việc quan sát một cách kín đáo về hoạt động của đối tượng nghiên cứu (ví dụ: quá trình khách hàng tại cửa hàng, quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm...)
- Phương pháp khảo sát: Người nghiên cứu thực hiện các cuộc khảo sát để đánh giá về suy nghĩ, nhận định của những người được chọn để tham gia về một vấn đề cụ thể nào đó.
- Phương pháp nghiên cứu hành vi: Người nghiên cứu về hành vi của đối tượng thông qua những dữ liệu thứ cấp có được từ lịch sử cuộc gọi, lịch sử mua hàng, lịch sử truy cập website của doanh nghiệp...
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Người nghiên cứu sàn lọc và lựa chọn ra một số lượng nhỏ đối tượng tiêu biểu để tham gia vào cuộc nghiên cứu. Người nghiên cứu sẽ đưa ra một vài câu hỏi tiêu biểu và lắng nghe những câu trả lời, chia sẽ từ những người tham gia
Về phương tiện, công cụ hỗ trợ cho cuộc nghiên cứu, người nghiên cứu có thể lựa chọn các hạng mục sau:
- Bảng câu hỏi: Người nghiên cứu xây dựng một danh sách câu hỏi có chọn lọc và gửi đến các khách hàng để họ trả lời. Thông thường, khách hàng sẽ được một phần thưởng cho việc hoàn tất trả lời bảng câu hỏi, như quyền mua một sản phẩm miễn phí, phiếu giảm giá... Thông thường, bảng câu hỏi được sử dụng trong các cuộc khảo sát với số lượng lớn người được chọn.
- Câu hỏi trực tiếp: Câu hỏi được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu định tính.
- Thiết bị công nghệ: Máy vi tính, điện thoại, camera, máy ghi âm, máy in... là những thiết bị có thể thiết yếu cho cuộc nghiên cứu.
Về "tập đối tượng" (sampling plan), người thực hiện nghiên cứu cần xác định rõ 3 nội dung: Tiêu chí lựa chọn đối tượng, quy mô (số lượng tối đa), độ tin cậy của đối tượng.
Về phương thức liên hệ, người thực hiện nghiên cứu có thể lựa chọn phương thức gửi câu hỏi và nhận câu trả lời thông qua: gửi email, gọi điện thoại, gặp gỡ trực tiếp, Online (website, mạng xã hội...)
Cuối cùng nhưng không thể thiếu, người nghiên cứu cần có một ngân sách chi tiết, bao gồm các chi phí được liệt kê rõ cho các khoản mục cần mua sắm, chi trả.
=> Tham khảo Nghiên cứu định tính là gì? Các phương pháp nghiên cứu định tính trong Marketing | |
=> Tham khảo Nghiên cứu định lượng là gì? Các phương pháp nghiên cứu định lượng trong Marketing |
3. Thu thập thông tin
Ở giai đoạn này, người nghiên cứu bắt đầu thực hiện công việc thu thập thông tin, dữ liệu theo kế hoạch đã đề ra. Người nghiên cứu cần phải đảm bảo rằng các thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu được ghi chép hoặc cập nhật trên các phần mềm, ứng dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, sắp xếp theo một trình tự hợp lý và khoa học.
=> Tham khảo Bảng câu hỏi là gì? Hướng dẫn thiết kế bảng câu hỏi trong nghiên cứu Marketing |
4. Phân tích dữ liệu (thông tin)
Dựa trên dữ liệu đã thu thập được, người nghiên cứu bắt đầu công việc phân tích, bao gồm công tác thống kê, tính toán để cho ra các giá trị trung bình theo các biến số phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu.
=> Tham khảo Hướng dẫn tính Sampling Size (cỡ mẫu) trong nghiên cứu marketing | |
=> Tham khảo SPSS là gì? Cách sử dụng SPSS trong nghiên cứu marketing |
5. Trình bày kết quả nghiên cứu
Sau khi đã hoàn tất quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu cần trình bày, thể hiện số liệu và kết quả nghiên cứu một cách trực quan, dễ hiễu và đảm bảo được tính khoa học, logic, để những người, phòng ban có thẩm quyền để học có thể có cơ sở đúng đắn trong việc đưa ra quyết định
6. Đưa ra quyết định
Cuối cùng, doanh nghiệp hội ý và đưa ra quyết định dựa trên kết quả thu thập được từ cuộc nghiên cứu.
Vai trò của nghiên cứu Marketing đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nghiên cứu Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cũng như thị trường mục tiêu. Bằng cách đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách chính xác và hiệu quả.
Nghiên cứu Marketing giúp doanh nghiệp xác định đối tượng khách hàng tiềm năng của mình, từ đó đưa ra những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Bằng cách đó, doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng và nâng cao lợi nhuận.
Ngoài ra, nghiên cứu Marketing còn giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về giá cả, phân phối sản phẩm và quảng cáo. Nhờ vào việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể tìm hiểu được sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh và đưa ra những chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất.
Cuối cùng, nghiên cứu Marketing cũng giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Với những vai trò quan trọng như vậy, không thể phủ nhận sự quan trọng của nghiên cứu Marketing đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tham khảo Case study liên quan: