Các loại aflatoxin phổ biến bao gồm aflatoxin B1, B2, G1, G2... có khả năng gây ung thư cho gan người và động vật. Độc tính của nó gấp 68 lần asen và gấp 10 lần kali xyanua. Năm 1993, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại chất gây ung thư loại 1.
Những thứ có thể chứa Aflatoxin thường xuyên có mặt trong gia đình
Không giống như các loại nấm mốc khác, aflatoxin có khả năng chịu nhiệt cao và cần phải nấu ở nhiệt độ trên 260 độ C mới loại bỏ được. Càng nguy hiểm hơn khi chúng vẫn có thể tồn tại rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày.
1. Các loại hạt bị mốc
Aflatoxin tồn tại rất nhiều trong thực phẩm bị mốc, đặc biệt là những thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng, ngô, gạo, kê, đậu... Tinh bột có thể tạo ra Aspergillus aflatoxin - chất gây ung thư gan trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt.
Chính vì lẽ đó, mỗi khi sử dụng các loại hạt này, bạn nên mua với số lượng vừa đủ, tránh tích trữ lâu dài gây nên nấm mốc và tạo điều kiện cho Aflatoxin phát triển. Điều này cũng có nghĩa là chất độc này có thể lây lan, vì vậy nếu phát hiện thấy bất kỳ hạt lạc nào đã hỏng, tốt nhất là nên vứt bỏ cả túi đã cất giữ.
Ngoài ra, các loại hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí... cũng dễ bị nấm mốc. Nhiều người thường vô tình ăn phải những loại hạt này có vị đắng khác thường, nhưng cũng không để ý đến.
Thực tế, chúng ta có thể ăn phải các chất độc hại như aflatoxin mà không hề hay biết. Nếu xảy ra trường hợp này, hãy súc miệng và nhổ ngay lập tức. Việc coi nhẹ và bỏ qua liên tục có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.
Không chỉ thức ăn như hạt, mà còn các thực phẩm nấm mốc hoặc hỏng, ngay cả khi chỉ một phần nhỏ thiu, cũng không nên giữ lại để ăn vì chúng có thể chứa các chất độc hại gây ung thư.
2. Đũa nấm mốc
Bề mặt của đũa có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Nếu sử dụng đũa trong thời gian dài mà không làm sạch, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc như aflatoxin phát triển, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, thậm chí là ung thư.
Ngoài ra, nếu trong môi trường ẩm mốc hoặc bảo quản không đúng cách, các loại đũa gỗ sẽ dễ bị nấm mốc, đổi màu, xuất hiện các đốm mốc và thậm chí có vị chua, khiến vi khuẩn gây bệnh gia tăng, gây hại cho sức khoẻ.
Nên sử dụng các loại đũa bằng kim loại để tránh nấm mốc sinh sôi. Nếu vẫn quen dùng các loại đũa bằng tre gỗ thì nên thay thường xuyên cũng như bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
3. Sản phẩm dầu, bơ lạc được gia công kém chất lượng
Để giảm chi phí, nhiều cơ sở gia công các loại thực phẩm như dầu, bơ lạc ...tại các cơ sở nhỏ lẻ có sử dụng nguyên liệu đầu vào không đảm bảo chất lượng, gây nguy cơ nhiễm nấm mốc và chất độc hại. Quy trình sản xuất và bảo quản sản phẩm tại những cơ sở này khá đơn giản, dễ lẫn tạp chất.
Hãy sử dụng các loại dầu ăn, bơ lạc từ các nhãn hàng, thương hiệu nổi tiếng và được kiểm định để bảo vệ cơ thể, đặc biệt là khi nấu ăn.
Đã xảy ra trường hợp một người ở tỉnh Chiết Giang bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn mộc nhĩ ngâm suốt 3 ngày, dẫn đến suy đa tạng và tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân là do độc tố vi sinh vật, trong đó có aflatoxin gây ra.
Vì vậy, cần hạn chế việc ngâm mộc nhĩ cũng như các loại nấm quá lâu trong nước để phòng ngừa ngộ độc.
Làm thế nào để tránh ngộ độc aflatoxin?
- Tránh ăn thực phẩm, đặc biệt các loại hạt đã bị mốc hoặc có vị đắng. Khi mua các sản phẩm ngũ cốc và hạt, nên chọn những gói nhỏ và sử dụng khi còn mới để tránh sản sinh ra chất độc. Sau khi ăn chưa xong, đậy kín và để trong tủ lạnh.
- Không ăn những phần thực phẩm bị mốc/ hỏng một phần. Bề ngoài có vẻ không bị nhiễm nấm nhưng thực chất nấm đã xâm nhập sâu vào thực phẩm.
- Aflatoxin có thể phát triển dễ dàng trong môi trường ẩm ướt và ấm áp, do đó khi bảo quản thực phẩm, bạn cần nhớ để chúng ở nơi khô ráo và thoáng mát, hoặc đóng gói và bảo quản trong tủ lạnh.
- Hãy tránh sử dụng các loại bơ đậu phộng, dầu đậu phộng, và kẹo lạc không có nguồn gốc rõ ràng.
Khi nấu thức ăn với dầu lạc, hãy đun nóng dầu trước và thêm muối vào, đun nóng khoảng 10 - 20 giây. Điều này có thể giúp loại bỏ một lượng aflatoxin nhất định. Trung hòa và loại bỏ aflatoxin bằng muối ăn có thể loại bỏ 95% aflatoxin.
Ăn nhiều rau lá xanh có thể làm mất hiệu quả của aflatoxin mà chúng ta vô tình ăn vào, vì chất diệp lục có thể ngăn chặn sự hấp thu của aflatoxin.
Nguồn: Sohu, HK01