Đô thị Trung Quốc thu hút 500 doanh nghiệp Đức đầu tư sau nỗ lực 5 năm với dự án chỉ 1 triệu USD

Đô thị Trung Quốc thu hút 500 doanh nghiệp Đức đầu tư sau nỗ lực 5 năm với dự án chỉ 1 triệu USD

Thành phố nhỏ ở Trung Quốc xứng đáng với thành tựu vĩ đại của mình: thu hút 500 doanh nghiệp Đức đầu tư, mang lại sản lượng công nghiệp hàng năm trị giá hơn 50 tỷ nhân dân tệ (khoảng 6,8 tỷ USD)

Đô thị Trung Quốc thu hút 500 doanh nghiệp Đức đầu tư sau nỗ lực 5 năm với dự án chỉ 1 triệu USD

Thái Thương (Taicang) là một thành phố nằm ở phía đông nam tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, có diện tích 810 km2và tổng dân số 1,03 triệu người. Mặc dù là một thành phố nhỏ, Thái Thương lại thu hút sự chú ý khi có gần 500 công ty Đức đang hoạt động tại đây. Vốn đầu tư của châu Âu vào thành phố này đã đạt mức hơn 6 tỷ USD.

Trong suốt khoảng thời gian từ đầu những năm 1990, Thái Thương đã mất 14 năm để thu hút 100 nhà đầu tư Đức. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 3 năm sau đó, thành phố đã thu hút thêm 100 doanh nghiệp khác và kể từ đó, số lượng doanh nghiệp Đức tại đây đã tăng lên gần 500.

Trong vòng 30 năm vừa qua, Thái Thương đã trở thành trung tâm của nhiều tập đoàn sản xuất hàng đầu của Đức. Các công ty này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất các phương tiện sử dụng năng lượng mới, hàng không và vũ trụ, máy móc công nghiệp và y sinh. Mỗi năm, các doanh nghiệp Đức đóng góp cho Thái Thương một sản lượng công nghiệp trị giá hơn 50 tỷ nhân dân tệ (khoảng 6,8 tỷ USD).

Ngay từ đầu, Thái Thương đã tỏ ra kiên nhẫn trong việc xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp hướng tới tương lai. Thành phố đã dành 5 năm để đàm phán với Đức để có được một dự án đầu tư trị giá 1 triệu USD, trong khi các thành phố khác ở cả nước lại lựa chọn theo đuổi các dự án quy mô lớn hơn.

Đô thị Trung Quốc thu hút 500 doanh nghiệp Đức đầu tư sau nỗ lực 5 năm với dự án chỉ 1 triệu USD

Công nhân đang làm việc tại một nhà máy của Đức tại Thái Thương (Ảnh: People's Daily).

Theo giám đốc của một công ty là Andreas Hornfischer, việc quyết định xây dựng nhà máy và trung tâm R&D tại địa điểm này đã diễn ra một cách dễ dàng nhờ có khả năng tiếp cận mặt bằng với chi phí thấp hơn so với Thượng Hải. Công ty đã hoạt động kinh doanh tại Thượng Hải từ năm 1998 trước khi chuyển về Thái Thương vào năm 2012.

Ngoài ra, cảng biển ở Thái Thương cung cấp dịch vụ logistics tiện lợi và giá cả thấp hơn. Thành phố cũng đã giảm 70% quy trình phê duyệt hành chính và đơn giản hóa quy trình kiểm tra hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp muốn hoạt động tại đây.

Trong vòng 30 năm qua, Thái Thương đã tăng cường hợp tác với Đức ở nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, văn hóa, giáo dục và thể thao. Thành phố đã tổ chức nhiều sự kiện như lễ hội bia, marathon và triển lãm các nghệ sĩ Trung - Đức trong hơn 10 năm. Cùng với đó, hệ thống giáo dục và đào tạo nghề kép ở Thái Thương cũng đa dạng, khiến thành phố trở thành điểm đến mơ ước của nhiều người Đức.

Theo Hornfischer, việc hòa nhập văn hóa tại Thái Thương giúp người Đức cảm thấy như đang ở quê nhà. Ông đã chọn định cư tại đây sau khi kết hôn với một phụ nữ Trung Quốc. Hiện tại, ông cũng là chủ tịch đối tác của một tổ chức từ thiện Trung-Đức có trụ sở tại Thái Thương.

Vào năm 2018, Thái Thương đã thành lập một Khu công nghiệp công nghệ cao với diện tích trên 116 nghìn km2. Khu vực này đã nhanh chóng trở thành một trung tâm tiên phong trong việc đổi mới công nghệ và sản xuất thông minh.

Thành phố Thái Thương không chỉ là trung tâm kinh doanh của Đức, mà còn đặt mục tiêu trở thành một thành phố thông minh. Để đạt được điều này, thành phố đã triển khai nhiều công nghệ tiên tiến như 5G, Internet of Things, big data và điện toán đám mây, áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất, giao thông và công nghiệp thông minh. Ngoài ra, những công nghệ này cũng được ứng dụng trong các dịch vụ công cộng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và bảo vệ môi trường.