Brand equity (Tài sản thương hiệu) là gì?
Brand equity (Tài sản thương hiệu hay giá trị thương hiệu) là một trong những giá trị cộng thêm cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và người tiêu dùng. Giá trị này phản ánh cách người tiêu dùng nhìn nhận, cảm nhận, đánh giá, so sánh, phản ứng về một nhãn hiệu (sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp) so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Nói một cách nôm na, tài sản thương hiệu là những gì khách hàng và người tiêu dùng nghĩ về sản phẩm/dịch vụ và doanh nghiệp của bạn khi bạn không có mặt ở đó.
Tài sản thương hiệu được hình thành và tích luỹ trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, từ cách doanh nghiệp phân phối sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng, cảm nhận & trải nghiệm của khách hàng trong suốt thời gian sử dụng sản phẩm, cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên, người lao động, cách doanh nghiệp ứng xử với xã hội...
Các yếu tố cấu thành nên brand equity
Brand equity, hay tài sản thương hiệu, được cấu thành từ 4 yếu tố sau: Mức độ nhận diện của thương hiệu (Brand awareness), đặc trưng của thương hiệu (Brand association), lợi ích từ thương hiệu (Brand perceived quality) và mức độ trung thành với thương hiệu (Brand loyalty).
- Mức độ nhận diện thương hiệu (brand awareness): Bao nhiêu khách hàng, người tiêu dùng trong thị trường biết đến sự tồn tại của thương hiệu đó.
- Đặc trưng của thương hiệu (brand association): Khi nhắc đến thương hiệu của doanh nghiệp bạn, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến điều gì?
- Lợi ích của thương hiệu đối với khách hàng (brand perceived value): Ngoài khía cạnh chất lượng sản phẩm và giá cả, khách hàng cảm nhận được những lợi ích nào khác khi lựa chọn sử dụng sản phẩm mang thương hiệu đó.
- Mức độ trung thành với thương hiệu (brand loyalty): Doanh nghiệp bạn có bao nhiêu khách hàng trung thành, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số khách hàng của doanh nghiệp? Họ là những ai? Họ trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp vì lý do gì?
Đặc điểm, vai trò & ý nghĩa của brand equity
Sự hình thành và tồn tại của tài sản thương hiệu chính là nhờ sự khác biệt trong cách phản ứng của người tiêu dùng. Nếu không có sự khác biệt này, thương hiệu chỉ đơn thuần là nhãn hiệu, và lợi thế cạnh tranh hầu như chỉ dựa trên giá cả. Chính vì vậy, tài sản thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng khiến khách hàng có thể chấp nhận trả một mức giá cao hơn so với giá của đối thủ để có thể được sở hữu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Tài sản thương hiệu được phản ánh trong sự nhìn nhận, cảm xúc và hành vi của người tiêu dùng trong những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
Tài sản thương hiệu là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển bền vững trên thương trường trong một khoảng thời gian dài.
Lợi ích của brand equity
Như đã đề cập ở phần định nghĩa, tài sản thương hiệu là sự nhận thức, cảm nhận, thái độ của khách hàng, người tiêu dùng đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp. Chính vì thế, sự nhận thức, cảm xúc, thái độ ấy có thể là tích cực và tiêu cực. Chỉ có những yếu tố tích cực mới làm nên tài sản thương hiệu, trong khi yếu tố tiêu cực sẽ gây tổn hại đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Dưới đây là những lợi ích của tài sản thương hiệu mang lại:
- Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, khách hàng về giá trị của sản phẩm
- Nâng cao mức độ trung thành của khách hàng
- Hạn chế được rủi ro tổn hại do tác động của cạnh tranh
- Hạn chế được rủi ro tổn hại do suy thoái kinh tế
- Nâng cao biên độ lợi nhuận
- Hạn chế suy nghĩ tiêu cực của khách hàng và người tiêu dùng khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm giá sản phẩm
- Cơ hội hợp tác và đầu tư và được hỗ trợ cao hơn
- Nâng cao mức độ hiệu quả trong công tác truyền thông và quảng bá
- Nâng cao mức độ hiệu quả trong công tác tuyển dụng
- Nâng cao giá trị cổ phiếu
Câu hỏi thường gặp (FAQ)
- Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, khách hàng về giá trị của sản phẩm
- Nâng cao mức độ trung thành của khách hàng
- Hạn chế được rủi ro tổn hại do tác động của cạnh tranh
- Hạn chế được rủi ro tổn hại do suy thoái kinh tế
- Nâng cao biên độ lợi nhuận
- Hạn chế suy nghĩ tiêu cực của khách hàng và người tiêu dùng khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm giá sản phẩm
- Cơ hội hợp tác và đầu tư và được hỗ trợ cao hơn
- Nâng cao mức độ hiệu quả trong công tác truyền thông và quảng bá
- Nâng cao mức độ hiệu quả trong công tác tuyển dụng
- Nâng cao giá trị cổ phiếu