Bôi kem chống nắng có gây hại cho da không? Chúng tác động thế nào đến làn da của bạn?

Bôi kem chống nắng có gây hại cho da không? Chúng tác động thế nào đến làn da của bạn?

SKĐS - Bôi kem chống nắng không chỉ giúp ngăn ngừa cháy nắng và lão hóa sớm mà còn có nhiều lợi ích khác Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây kích ứng da ở một số trường hợp

1. Lợi ích của kem chống nắng

Tia UV trong ánh nắng mặt trời gồm UVA và UVB có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng cho da, như gây cháy nắng, lão hóa da và tăng nguy cơ mắc ung thư da. 

Kem chống nắng được sử dụng để thoa lên da nhằm bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại (UV) bằng cách hấp thụ và/hoặc phản xạ tia UV này. 

Bôi kem chống nắng có gây hại cho da không? Chúng tác động thế nào đến làn da của bạn?

Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác động có hại của ánh sáng mặt trời.

Khi áp dụng đúng cách, kem chống nắng có thể ngăn ngừa:

Da sạm: Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tế bào melanocytes sẽ tạo ra nhiều melanin nhằm bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại. Khi tiếp xúc với ánh nắng lâu hơn, mức melanin tối màu tạo ra càng cao, làm da trở nên sạm đen và thiếu sức sống.

Da khô, bong tróc: Da trở nên khô và bong tróc là một trong những hậu quả của việc không sử dụng kem chống nắng. Khi không thoa kem chống nắng, tia UVA (chiếm 95% tổng lượng tia trong ánh nắng mặt trời) tấn công da và kích thích sản xuất các men tiêu hủy cấu trúc da. Một khi được kích thích, các men này sẽ phát triển và làm hỏng phân tử giữ nước proteoglycans. Do đó, da bị tổn thương và dễ dẫn đến tình trạng khô và bong tróc.

Da lão hóa, nhăn nheo: Ngoài việc giữ nước, men MMPs còn gây hủy hoại các protein dạng sợi như collagen, elastin, laminin, fibronectin. Các protein này đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho da trông căng mọng và trẻ trung. Việc không bảo vệ da cẩn thận khỏi ánh nắng mặt trời dẫn đến nhăn nheo da và quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng.

Da bị cháy nắng: Đây là kết quả của tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím và thường xảy ra trong vài giờ sau. Sau vài ngày, da sẽ bắt đầu bong tróc và ngứa, là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang loại bỏ các tế bào da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Theo Tổ chức Ung thư da, mỗi vết cháy nắng đều là biểu hiện của sự tổn thương da, có thể gây lão hóa sớm và gây ung thư da.

Nám và tàn nhang: Việc không sử dụng kem chống nắng cũng gây ra tác động không tốt, dẫn đến vấn đề nám và tàn nhang. Melanin tối màu sẽ tích tụ và trở nên dày đặc theo thời gian, các vết nám và tàn nhang sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, rõ rệt và khó điều trị, đặc biệt là trên gò má, trán và cằm...

Nguy cơ ung thư da giảm: Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ làm tổn hại DNA của các tế bào da và gây ra các biến đổi. Những tế bào này sẽ phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành một khối tế bào ung thư da.

2. Cẩn trọng nguy cơ dị ứng kem chống nắng

Ngoài những lợi ích bảo vệ da, kem chống nắng cũng mang theo những rủi ro. Một số thành phần chứa trong kem chống nắng có thể làm kích ứng da của một số người, đặc biệt là những người có da nhạy cảm hoặc da dễ nổi mụn.

Bôi kem chống nắng có gây hại cho da không? Chúng tác động thế nào đến làn da của bạn?

Nhiều loại kem chống nắng chứa các hợp chất hóa học có khả năng gây kích ứng da.

Có nhiều loại kem chống nắng chứa các chất hóa học như oxybenzone, avobenzone, octinoxate và các thành phần khác đã được chứng minh có khả năng gây kích ứng cho da, đặc biệt là da nhạy cảm. Ngoài việc gây dị ứng, các chất hóa học này cũng được quan tâm vì khả năng tác động tiêu cực tới hệ nội tiết và môi trường.

Một số kem chống nắng còn chứa các chất phụ gia và hương liệu để tạo mùi hấp dẫn. Những thành phần này cũng có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm. Các triệu chứng của phản ứng dị ứng trên da có thể đa dạng, nhưng thường bao gồm: đỏ mẩn, kích ứng, ngứa hoặc nóng rát, mụn nhỏ, da khô hoặc căng.

Nhằm tránh tình trạng da bị kích ứng khi sử dụng kem chống nắng, hãy tuân thủ các biện pháp sau:

Hãy chọn các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho làn da nhạy cảm nếu bạn có da dễ bị kích ứng.

Trước khi mua, hãy kiểm tra thành phần sản phẩm một cách cẩn thận và lựa chọn những sản phẩm không chứa các chất gây kích ứng.

Hãy thử sản phẩm trên một khu vực nhỏ trên da trước khi áp dụng để kiểm tra xem có hiện tượng phản ứng không bình thường hay không.

Không sử dụng sản phẩm sau khi đã quá hạn sử dụng. Nếu kem chống nắng đã hết hạn, không nên tiếp tục sử dụng vì có thể không còn mang lại hiệu quả và có thể gây tác dụng phụ.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, hãy đội mũ, áo che mặt và đeo kính râm để bảo vệ da khỏi tác động trực tiếp của ánh nắng.

Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu kích ứng nào khi sử dụng, hãy ngừng ngay lập tức và tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn, xác định nguyên nhân gây kích ứng và điều trị kịp thời.

Mời xem thêm video đang được quan tâm: