Benchmarking trong Marketing là gì? Khái niệm và ví dụ

Benchmarking trong Marketing là gì? Khái niệm và ví dụ

Benchmarking trong Marketing là gì? Ví dụ về Benchmarking trong thực tế. Phân tích vai trò và mặt trái của Benchmarking

Khái niệm Benchmarking trong Marketing

Benchmarkting trong Marketing là gì? - FAQ

Benchmarking là gì?

Trong Marketing, Benchmarking là một phương thức đánh giá, so sánh sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp so với những sản phẩm/dịch vụ cùng loại của chính doanh nghiệp đó hoặc của những doanh nghiệp khác, tuy nhiên, trong đa số các trường hợp sẽ so với những sản phẩm/dịch vụ cùng loại của những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh đó.

Ví dụ:

Hàng năm, chúng ta chứng kiến các sự kiện ra mắt cả các hãng sản xuất điện thoại, trong đó, hầu hết các hãng này đều lấy dòng sản phẩm hãng Apple hay Samsung để so sánh (benchmarking).

Huewei Benchmarking

Màn thuyết trình kết quả benchmarking của Huawei

Xiaomi Benchmarking

Màn thuyết trình kết quả benchmarking của Xiaomi

Kết quả benchmarking giữa 2 đối thủ dẫn đầu trong thị trường chip vi xử lý cho máy tính: Intel vs AMD

Benchmarking: Intel vs AMD

Các loại Benchmarking trong Marketing

Benchmarking trong Marketing có thể được phân thành những loại sau:

  1. Benchmarking nội bộ (Internal Benchmarking): Doanh nghiệp đánh giá, so sánh sản phẩm/dịch vụ với 1 hay nhiều sản phẩm/dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất/cung cấp.
  2. Benchmarking cạnh tranh (External Benchmarking/Competitive Benchmarking): Doanh nghiệp đánh giá, so sánh sản phẩm/dịch vụ với 1 hay nhiều sản phẩm/dịch vụ được sản xuất/cung cấp bởi các doanh nghiệp khác.
  3. Benchmarking chuyên sâu (Functional Benchmarking): Phương thức đánh giá, so sánh sản phẩm/dịch vụ dựa trên các yếu tố, khía cạnh chuyên sâu của sản phẩm/dịch vụ như hiệu năng, tính năng, khả năng..
  4. Benchmarking phổ thông (Generic Benchmarking): Phương thức đánh giá, so sánh sản phẩm/dịch vụ dựa trên các yếu tố, khía cạnh phổ thông của sản phẩm/dịch vụ như chức năng, công dụng, phương thức sử dụng...

Vai trò của Benchmarking

Đối với doanh nghiệp, Benchmarking giúp doanh nghiệp xác định được khoảng cách tương đối giữa chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình so với đối thủ, từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm gia tăng chất lượng cho những sản phẩm/dịch vụ ấy.

Đối với khách hàng và người tiêu dùng, Benchmarking là phương thức tương đối đáng tin cậy để so sánh các sản phẩm/dịch vụ, từ đó giúp khách hàng và người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.

Mặt trái của Benchmarking

Một số doanh nghiệp cố tình lợi dụng số liệu benchmarking, hay thậm chí làm sai lệch kết quả benchmarking nhằm đánh lừa khách hàng và người tiêu dùng. Mặc dù có rất nhiều loại chỉ số có thể sử dụng làm kết quả benchmarking cho sản phẩm, nhưng chỉ số đáng tin cậy nhất vẫn là trải nghiệm của người dùng, mức độ hài lòng của khách hàng (CSAT).

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Benchmarking là quá trình so sánh hiệu quả của một sản phẩm hoặc dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh.
Benchmarking trong Marketing giúp các doanh nghiệp đánh giá sức mạnh của mình trong ngành và tìm cách cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ để tăng cường cạnh tranh.
Có 3 loại Benchmarking trong Marketing: Benchmarking nội bộ, Benchmarking cạnh tranh và Benchmarking chức năng.
Một ví dụ về Benchmarking trong Marketing là khi một công ty so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để tìm cách cải thiện sản phẩm của mình và tăng cường cạnh tranh.
Benchmarking nội bộ là quá trình so sánh hiệu suất giữa các đơn vị hoặc bộ phận trong cùng một công ty để tìm cách cải thiện hiệu quả của công ty.