Khu văn phòng của Meta Platforms tại Thung lũng Silicon trống rỗng. Nguồn: Reuters.
Tuy nhiên, theo công ty theo dõi hoạt động an ninh Kastle Systems tại các tòa nhà văn phòng, Thung lũng Silicon được xác định là một trong những nơi có tỷ lệ quay trở lại văn phòng thấp nhất trong thời gian đại dịch bùng phát. Đến tháng 6 năm nay, tỷ lệ quay trở lại văn phòng chỉ đạt 39%. Các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Alphabet và Meta đã quyết định đóng cửa các địa điểm làm việc tại Thung lũng Silicon.
Số lượng văn phòng không được sử dụng tăng lên là nguyên nhân gây lo lắng cho các nhà bán lẻ, nhà hàng và doanh nghiệp nhỏ khác ở Thung lũng Silicon, vì hoạt động kinh doanh của họ phụ thuộc vào việc chi tiêu của nhân viên công nghệ. Theo ông Mark Zandi, chuyên gia kinh tế trưởng của Moody's Analytics, nếu các chủ sở hữu không thể thu tiền thuê văn phòng và cửa hàng bán lẻ vì không có khách đến, họ sẽ không thể trả nợ ngân hàng đúng hạn. Do đó, các khoản lỗ sẽ gia tăng. Theo các công ty môi giới, để cải thiện tình hình thị trường, các chủ sở hữu bất động sản văn phòng tại Thung lũng Silicon đã sẵn sàng giảm giá hoặc cho thuê miễn phí trong những tháng đầu và cung cấp các ưu đãi khác để thu hút khách hàng.
Lý do Thung lũng Silicon trở thành một nơi trống vắng đầu tiên là do các công ty công nghệ áp dụng chính sách làm việc từ xa cho nhân viên. Ngoài ra, số lượng nhân viên và kỹ thuật viên công nghệ thất nghiệp ngày càng tăng. "Điều này là không thể tin được khi chỉ cách đây 3 năm, nhân viên công nghệ được coi là những người quyền uy" - ông Derek Daniels, giám đốc nghiên cứu của Colliers International nhận định. "Thung lũng Silicon đã từng được xem là biểu tượng của sự mạnh mẽ và thịnh vượng công nghệ. Do đó, việc nó trở thành một nơi hoang vắng đã làm cho mọi thứ trở nên hỗn loạn" - ông Derek Daniels tiếp tục nhận xét.
Microsoft âm thầm thống lĩnh AI nhờ quyết định mang ý nghĩa sống còn: Sở hữu nhiều siêu máy tính, làm xáo trộn cả Thung lũng Silicon