Đèn flash được tạo ra để tăng độ sáng khi sử dụng camera trong điều kiện thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, nhiều người đã biến đèn flash thành đèn pin di động vì tính tiện lợi. Đa số điện thoại thông minh trang bị đèn flash LED có độ sáng không quá lớn và không thể so sánh với đèn pin thông thường. Các thiết bị đeo tay như Apple Watch cũng có đèn nhưng độ sáng không đạt mong đợi so với đèn pin.
Có nên sử dụng điện thoại của bạn làm đèn pin?
Trong một số tình huống khẩn cấp như tìm thiết bị rơi dưới gầm giường, trong xe thì việc sử dụng đèn flash trong chốc lát là không thành vấn đề. Nhưng một chiếc đèn pin cỡ nhỏ để tìm kiếm trong thời gian dài và trong những ngóc ngách là sự lựa chọn ưu việt hơn rất nhiều.
Một chiếc đèn pin có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng và hoàn toàn có thể sử dụng để soi sáng mà không sợ hỏng. Trong khi chiếc điện thoại thông minh có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng lại rất dễ bị vỡ.
Ví dụ nếu bạn vô tình làm rơi chiếc đèn pin, bạn chỉ mất vài trăm nghìn đồng. Nhưng nếu bạn sử dụng điện thoại làm đèn pin để tìm đồ rơi, và nếu không may rơi điện thoại, thì có thể dẫn đến nứt màn hình hoặc hư hỏng, số tiền để sửa chữa có thể lên tới con số hàng triệu đồng.
Sử dụng flash quá lâu không phải là mục đích của nhà sản xuất, khiến ánh sáng yếu và làm nóng cụm camera, giảm tuổi thọ của máy ảnh khi lạm dụng đèn pin. Việc thay thế đèn flash LED trên điện thoại ngày nay thường đòi hỏi bung máy, liệu bạn có muốn "dế cưng” của mình phải trải qua những phiền toái trên?
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng loại đèn pin nhỏ gọn tích hợp trong móc chìa khóa, đảm bảo bạn luôn có ánh sáng dự phòng để giảm việc sử dụng điện thoại làm đèn pin.
Từ những so sánh trên, bạn đã có câu trả lời cho việc sử dụng điện thoại làm đèn pin chưa. Mong rằng kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn.