Chiến lược Music Marketing (Marketing âm nhạc) của Coca-Cola

Chiến lược Music Marketing (Marketing âm nhạc) của Coca-Cola

Phân tích chi tiết về yếu tố tạo nên thành công trong chiến lược Music Marketing của Coca-Cola. Bài học rút ra từ các chiến dịch Marketing làm nên tên tuổi của Coca-Cola.

Trong thế giới Marketing, Coca-Cola được xem là một trong những bậc thầy về Quảng cáo & Truyền thông, khi thương hiệu này luôn dẫn đầu trong các xu hướng thiết kế thông điệp & hình ảnh quảng cáo. Âm nhạc là một trong những chất liệu luôn được Coca-Cola đưa vào trong hầu hết các chiến dịch Marketing với mức độ hiệu quả cao đã được chứng minh. Đôi khi bạn chỉ cần nghe qua vài nốt nhạc cũng có thể nghĩ ngay đến cái tên Coca-Cola.

Trong khuôn khổ bài viết này, hocmarketing.org sẽ cùng các bạn tìm hiểu chiến lược Music Marketing (Marketing âm nhạc) của Coca-Cola.

Chiến lược Music Marketing (Marketing âm nhạc) của CocaCola

Sơ lược về Music Marketing (Marketing âm nhạc)

Music Marketing (Marketing âm nhạc) là một trong những phương thức truyền thông Marketing phổ biến hiện nay được nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp lựa chọn bởi các đặc tính của âm nhạc như tính lan truyền (viral), khả năng gợi cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng ghi nhớ cao. Các doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng tiếp cận người tiêu dùng thông qua văn hóa đại chúng như âm nhạc (nhạc nền, lời bài hát) thay vì chỉ truyền tải nội dung một cách khô khan như trước kia.

Theo kết quả của một cuộcnghiên cứu bởi Forbes, nội dung nhạc có mang màu sắc thương hiệu giúp nâng cao khả năng ghi nhớ tốt hơn 59% so với các nội dung thông thường và người dùng cũng có xu hướng tìm kiếm những cụm từ liên quan đến thương hiệu, công ty đó cao hơn 14%.

Ngoài Coca-Cola, các thương hiệu nổi tiếng đình đám khác như Starbucks, Cap’n Crunch, Nutella, Lexus… cũng đã và đang sử dụng âm nhạc để quảng bá thương hiệu thay vì các thông điệp dưới dạng nội dung truyền thống như trước.

Tuy nhiên, khi nhắc đến Music Marketing, dĩ nhiên Coca-Cola là một trong những thương hiệu đi đầu về xu hướng.

Chiến dịch thử nghiệm đầu tiên của Coca-Cola

Vào năm 1970, Coca-Cola đã chi một khoản ngân sách lớn để nghiên cứu về hành vi, thói quen của khách hàng & người tiêu dùng. Họ tin rằng việc nắm bắt được các thói quen này chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công cho các chiến dịch marketing. Sau mời thời gian nghiên cứu với quy mô trên khắp đất nước Hoa Kỳ, Coca-Cola nhận ra rằng những người ở đất nước này dành trung bình hơn 4h mỗi ngày để nghe nhạc, thông qua các đài phát thanh, trực tuyến… Và dĩ nhiên, họ đã kết luận rằng âm nhạc chính là một trong những yếu có thể giúp họ tạo ra những chiến dịch Marketing & quảng cáo bùng nổ.

Cuộc thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào năm 1971. Trong chiến dịch này Coca-Cola đã quy tụ hơn 500 giọng hát được sàn lọc kỹ càng để tiến hành thu và quay bài hát trong quảng cáo "I’d like to buy the world a Coke" . Kết quả sau đó đã khiến Coca-Cola vô cùng sửng sốt. Chiến dịch này đã mang lại thành công vang dội cho Coca-Cola khi hãng nhận được hơn 100.000 bức thư khẩn thiết yêu cầu phát sóng bài hát liên tục trên radio. Bài hát "I’d like to buy the world a Coke" sau đó cũng được lọt vào top 10 bản hit được yêu thích nhất, trở thành một trong những quảng cáo thành công nhất của Coca-Cola với số tiền đầu tư lên đến 250.000 USD – một con số khổng lồ vào thời điểm đó.

Từ thành công vang đội của "I’d like to buy the world a Coke", Coca-Cola liền bắt tay vào nghiên cứu sâu về Music Marketing, cũng như bắt đầu xây dựng & mở rộng các mối quan hệ với những ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng. Hilda Clark - nữ ca sĩ kiêm diễn viên nổi tiếng - chính là một trong số những cái tên có thể được nhắc đến. Cô bắt đầu  Coca-Cola đã hợp tác với Coca-Cola từ cuối thế kỷ 19. Hình ảnh của cô trên các tác phẩm quảng cáo in ấn đã tạo nên một “cú hit” trên thị trường tiêu dùng và tạo ra một bước ngoặt khi sử dụng người nổi tiếng trong các ấn phẩm quảng cáo sau này.

Poster của Coca-Cola - ca sĩ Hilda Clark

Poster của Coca-Cola có sử dụng hình ảnh nữ diễn viên – ca sĩ Hilda Clark

Sau này, Coca-Cola liên tục tạo nên những chiến dịch thành công có gắn yếu tố âm nhạc vào như Share A Coke, Open Happiness… Điểm chung của các tác phẩm này là đều lấy cảm hứng từ chai Coca-Cola.

"Move to the beat" & Thế vận hội Olympics 2012

Vào năm 2012, Cocla đưa Music Marketing lên một tầm cao mới trong một chiến dịch Marketing có tên "Move to the beat". Cụ thể hãng này đã mời nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng Mark Ronson và ca sĩ Katie B cùng 5 vận động viên Olympics tiêu biểu tham gia vào quá trình sản xuất một video âm nhạc. Đội ngũ sản xuất đã sử dụng chất liệu âm thanh là những tiếng động phát ra từ những môn thể thao hấp dẫn tại thế vận hội như bóng bàn, thể dục dụng cụ, điền kinh, bắn súng… kết hợp cùng âm thanh điện tử từ các thể loại âm nhạc được giới trẻ yêu thích như Hip Hop, Dance để tạo ra một bài hát làm bùng cháy cả kỳ Olympics lúc bấy giờ.

Video quảng cáo Coca-Cola Move to the Beat of London 2012

Video quảng cáo Coca-Cola "Move to the Beat of London 2012"

Sau khi chiến dịch kết thúc, không mấy ngạc nhiên khi Video quảng cáo này gặt hái được những con số ấn tượng: 25 triệu lượt xem TVC tính trên cả thiết bị di động lẫn máy tính, 242 triệu lượt hiển thị trên các trang mạng xã hội, 39 triệu lượt hiển thị trên Facebook, 546 nghìn lượt hiển thị trên Youtube và Beat TV; Coca-Cola đã thu hút thêm 1,5 triệu người hâm mộ trên Facebook và 21 nghìn lượt theo dõi trên Twitter, 1220 người đã tham gia đăng kí vào kênh Youtube của Coca-Cola.

Chiến dịch này cũng đã đưa giúp Coca-Cola trở thành thương hiệu thứ nhì được nhắc đến nhiều nhất (chỉ sau Adidas) tại Thế Vận Hội Olympics London 2012.

Music Marketing – Tầm nhìn tiên phong của Coca-Cola

Kể từ chiến dịch Music Marketing đầu tiên, sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, Coca-Cola đã nỗ lực đa dạng hóa mọi hình thức có thể làm Music Marketing, như việc phát hành các bài hát quốc ca cho Thế vận hội và EURO Cup, ra mắt ứng dụng âm nhạc xã hội Placelists…

Vào ngày 8/6/2018, Coca-Cola cho ra mắt Coke Studio - một nền tảng âm nhạc được xây dựng và phát triển bởi chính hãng này, tận dụng tầm ảnh hưởng của các ngôi sao nhạc rock. Nền tảng này chứa các video nội dung chương trình biểu diễn trực tiếp trong phòng thu, quy tụ các nghệ sĩ trẻ đương đại và các nhạc sĩ bậc thầy lớn tuổi, biểu diễn phiên bản hiện đại của các ca khúc cổ điển tại nhiều vùng địa phương. Các video này cũng sẽ được lựa chọn đễ phát sóng trong những khoảng thời gian phù hợp nhất trên gần 11 kênh vệ tinh cũng như các kênh truyền hình cáp của Coca-Cola.

Giao diện trang web của Coke St: Link: https://www.cokestudio.com.pk/

Giao diện trang web của Coke St: Link: https://www.cokestudio.com.pk/

Giao diện trang web của Coke Studio sử dụng các tone màu tối sẫm làm màu chủ đạo nhằm thể hiện tính chất nổi loạn của nhạc Rock, nhưng vẫn giữ được sự thân thiện với người dùng. Từ trang chủ của website, người dùng có thể dễ dàng truy cập đến các nội dung mà họ muốn xem. Các nội dung đăng tải (ảnh, nhạc nền, phim, đoạn ghi âm) đều có thể được tải về miễn phí.

Bên cạnh đó, Coca-Cola cũng xây dựng một sự liên kết rất tốt giữa Coke Studio với những chiến dịch truyền thông đằng sau nó. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2017, Nick Felder, Giám đốc tập đoàn toàn cầu của Coca-Cola về sản xuất phim và âm nhạc đã tiết lộ: “Có lẽ tài sản âm nhạc lớn nhất trên thế giới đối với chúng tôi lúc này là Coke Studio – một chương trình truyền hình biểu diễn nhạc kịch trực tiếp. Coke Studio không nổi tiếng ở Hoa Kỳ mà còn rất nổi tiếng ở Pakistan, Ấn Độ, Đông Phi và Nam Phi”.

Bài học rút ra

Music Marketing là một trong những phương thức truyền thông Marketing cực kỳ hiệu quả, nhờ các đặc tính của âm nhạc như tốc độ lan truyền nhanh, khả năng ghi nhớ cao, tạo ấn tượng và cảm xúc mạnh. Tuy nhiên, qua các chiến dịch của Coca-Cola, ta có thể thấy bên cạnh yếu tố âm nhạc, hãng này cũng làm rất tốt các mặt khác như tổ chức sự kiện, nuôi dưỡng mối quan hệ với những ca sĩ - nghệ sĩ nổi tiếng, xây dựng cộng đồng âm nhạc vững mạnh... Các yếu tố này cũng chính là những chất xúc tác quan trọng giúp Coca-Cola có thể gặt hái được những thành công vang đội.

Bên cạnh đó, để âm nhạc của mình có thể chạm đến trái tim của người nghe và tồn đọng trong một thời gian dài, thông điệp truyền tải phải theo hướng nhân văn về gia đình, cộng đồng, tuổi trẻ… Yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp Marketers tạo ra những trải nghiệm cảm xúc gắn kết khách hàng với thương hiệu.

Là doanh nghiệp tiên phong và dẫn dắt trong xu hướng Music Marketing, Coca-Cola vẫn luôn cập nhật, cải tiến yếu công thức làm nên sự thành công của Music Marketing bởi âm nhạc luôn phát triển và thay đổi. Chính vì thế, các marketer ngày nay cần khả năng sáng tạo nhiều hơn để có thể tạo ra một chiến dịch Music Marketing mới mang tính đột phá. Hocmarketing.org hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp nhiều kiến thức và thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Có.
Tăng cường sự tương tác và tạo dựng hình ảnh thương hiệu.
Coca-Cola sử dụng nhiều kênh khác nhau như TV, đài phát thanh, mạng xã hội, sự kiện, quảng cáo truyền hình và đặc biệt là các bản nhạc quảng cáo.
Coca-Cola thường hợp tác với các nhạc sĩ, ca sĩ và nhóm nhạc nổi tiếng để tạo ra các bản nhạc quảng cáo.
Có, chiến lược này đã giúp Coca-Cola tăng cường sự tương tác và tạo dựng hình ảnh thương hiệu một cách hiệu quả.