Cách dễ dàng kéo dài tuổi thọ chỉ với 4 thay đổi đơn giản

Cách dễ dàng kéo dài tuổi thọ chỉ với 4 thay đổi đơn giản

Thói quen 'lười' có thể giúp tăng tuổi thọ và khỏe mạnh hơn nếu bạn thức khuya, kiêng ăn mặn, không ngồi lâu và tránh nóng vội

Trường thọ luôn là mục tiêu mà mọi người đã theo đuổi từ lâu. Tuy nhiên, không ai có thể tránh khỏi sự sinh, lão, bệnh, tử. Vì vậy, chúng ta chỉ còn cách duy trì những thói quen lành mạnh và loại bỏ những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tập thể dục, ăn uống điều độ,... là những thói quen tốt. Tuy nhiên, có một số việc "lười biếng" ngược lại có thể giúp chúng ta sống thêm hàng chục năm.

1. ‘Lười’ thức khuya

Người sống thọ ít khi thức khuya. Họ luôn coi trọng giấc ngủ và tuân thủ một lịch trình sinh hoạt lành mạnh, bao gồm việc đi ngủ sớm hàng ngày.

Một nghiên cứu quy mô lớn do các nhà nghiên cứu từ ĐH Northwestern của Hoa Kỳ và Đại học Surrey của Vương quốc Anh tiến hành với sự tham gia của 430.000 người đã phát hiện ra rằng những người thức khuya có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, rối loạn chức năng tiêu hóa, và các bệnh về hệ thần kinh cao hơn so với những người đi ngủ sớm.

Bên cạnh đó, trong suốt 6,5 năm theo dõi, những người thường ngủ khuya có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 10% so với những người thường ngủ sớm.

Cách dễ dàng kéo dài tuổi thọ chỉ với 4 thay đổi đơn giản

Vì vậy, việc thức khuya đến 2-3 giờ sáng liên tục là thói quen đáng trách khiến bạn mất đi sức khỏe và tuổi thọ của chính mình. Nếu cơ thể có dấu hiệu đáng ngại như chóng mặt, tim đập nhanh, cảm giác nóng trong ngực, lo lắng và khó chịu, đó chính là lúc bạn cần dừng lại việc thức trắng đêm. Hãy đảm bảo rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên ngủ ít nhất 12 giờ, trẻ em và thanh thiếu niên nên ngủ từ 8-10 giờ và người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày.

2. ‘Lười’ ăn mặn

Liên quan đến cả huyết áp cao và bệnh tim mạch, chế độ ăn nhiều muối thật sự không tốt. Một nghiên cứu được tiến hành vào tháng 7/2022 bởi nhóm nhà nghiên cứu thuộc Trường Y tế Công cộng Harvard đã tìm hiểu về mối liên hệ giữa việc ăn muối và nguy cơ tử vong.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí European Heart Journal, 501.379 người từ cơ sở dữ liệu Biobank của Vương quốc Anh đã được phân tích bởi các nhà nghiên cứu.

Trong suốt giai đoạn theo dõi trung bình là 9 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc thêm muối vào thức ăn với tần suất tăng lên có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm do bất kỳ nguyên nhân nào.

Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở độ tuổi 50, so với những người ăn ít muối, nam giới ăn mặn giảm 1,5 năm tuổi thọ, nữ giới giảm 2,28 năm và tăng nguy cơ tử vong sớm.

Cách dễ dàng kéo dài tuổi thọ chỉ với 4 thay đổi đơn giản

Đơn giản mà nói, nếu ăn nhiều muối, nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân cũng tỷ lệ càng cao và tuổi thọ sẽ ngắn đi.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên hạn chế tiêu thụ quá 5 gram muối mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.

3. ‘Lười’ ngồi lâu, vận động

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người thường không có đủ thời gian để tập thể dục. Tuy nhiên, nếu ngồi quá lâu và ít vận động trong thời gian dài, sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng to lớn.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, so với những người chỉ ngồi trong khoảng thời gian không quá 4 giờ mỗi ngày, những người ngồi quá 11 giờ mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 40% trong vòng ba năm tới. Bên cạnh đó, việc ngồi lâu còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và ngay cả tử vong sớm.

Theo một nghiên cứu mới đây, ngồi quá lâu có thể gây tổn hại đến não bộ của người trung niên và người già. Những người ít vận động có thể gặp phần não cần thiết cho trí nhớ mỏng hơn. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm nhận thức và giảm sút trí tuệ ở những người ở độ tuổi này.

Dù làm việc bận rộn đến đâu, sau mỗi giờ ngồi hãy cố gắng vươn lên và đi lại, thậm chí chỉ để lấy một cốc nước. Ngoài ra, nên tập luyện ít nhất 3 lần mỗi tuần, với mỗi lần ít nhất 20 phút.

4. ‘Lười’ nóng vội

Sống chậm lại một chút không có nghĩa là bạn đang tụt lùi so với xã hội. Trong cuộc sống này, đôi khi chậm chạp một chút lại mang lại sự hiểu biết cao hơn.

Theo đó, bạn có thể áp dụng cách sống chậm này thông qua những thói quen trong cuộc sống. Khi ăn, hãy nhai chậm và nhai kỹ để giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm tải cho hệ tiêu hoá. Khi tập thể dục, không nên lựa chọn những bài tập cường độ cao hay tập mạnh mà hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng và sức khoẻ. Sự cẩn trọng này sẽ giúp mọi người sống khỏe mạnh và trẻ trung hơn.