Copywriting là một thuật ngữ chuyên ngành, chỉ có ai đã từng nghiên cứu, làm việc và trải nghiệm mới hiểu được hết ý nghĩa của có. Hôm nay, hocmarketing.org sẽ liệt kê các quan niệm sai lầm về Copywriting và Copywriter.
Sai lầm 1: Copywriting là đi copy nội dung của người khác (copy-paste)
Nhiều người chưa hiểu về khái niệm Copywriting sẽ thường dịch thuật ngữ theo kiểu nghĩa đen là (Copy = sao chép, Writing = viết → Copywriting là sao chép bài viết, copy bài viết, copy paste). Trường hợp hiểu nhầm này diễn ra khá phổ biến đối với những ai ít tiếp xúc với các khái niệm trong ngành quảng cáo.
Để đúng về thuật ngữ này, bạn có thể tham khảo bài viết: Copywriting là gì?
Sai lầm 2: Copywriting là PR
Một số người khác thường cho rằng Copywriting là PR. Cách hiểu này chưa được chính xác bởi bản chất PR và Copywriting hoàn toàn khác nhau. PR mang một ý nghĩa rộng hơn, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp, cá nhân với cộng đồng xung quanh. Trong khi đó, Copywriting là một hoạt động cụ thể về quá trình sản xuất ra các sản phẩm quảng cáo và quảng bá.
Về hình thức, Copywriting và PR có nhiều điểm chung. Chẳn hạn như các các công ty, cá nhân thường thê các copywriter để tạo ra các bài viết, bài báo, video cho mục đích PR. Chính điều này đã khiến nhiều người tưởng nhầm Copywriting là PR
Sai lầm 3: Copywriting là công việc đơn giản, chỉ cần giỏi "chém gió" là được
Copywriting không phải là công việc đơn giản, mà ngược lại, nó rất phức tạp, đòi hỏi Copywriter phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng & kinh nghiệm để có thể làm tốt. Nếu chỉ là "chém gió" thì người Copywriter chỉ có thể lừa được đối tượng nhỏ tuổi, nhẹ dạ, cả tin, kém hiểu biết. Trong khi đó, không ít những đối tượng mục tiêu của hoạt động Copywriting là những người có hiểu biết uyên thâm, vốn sống dày dặn, luôn bình tĩnh và đặt sự nghi ngờ với hầu hết các sự việc xảy ra trong cuộc sống. Để thuyết phục được những đối tượng đó, chém gió là hạ sách, tự hủy hoại bản thân. Để có thể lay động đối tượng người đọc, người nghe, những Copywriter phải đặt mình vào hoàn cảnh của đọc giả, trải nghiệm cuộc sống giống như đọc giả, trải nghiệm qua sản phẩm/dịch vụ đang muốn đề cập đến để giúp nội dung mang tính thuyết phục hơn. Chưa dừng lại ở đó, Copywriter cần phải trang bị cho mình vốn ngôn ngữ dồi dào, tư duy sáng tạo & logic để có thể triển khai các đại ý thành câu chữ.
Một lần nữa, Copywriting không phải là công việc đơn giản. Những ai có đủ đam mê, nghị lực, kiên trì mới có thể làm tốt công việc này
Sai lầm 4: Copywriting là công việc chỉ để phục vụ cho SEO
Sự xuất hiện, phát triển và phổ biến của SEO đã tạo ra thêm nhiều công việc dành dành cho ngành Copywriting. Rất nhiều chiến dịch SEO cần sự tham gia của các Copywriter để tạo ra các nội dung có giá trị cao cho người dùng, người đọc. Chính sự xuất hiện thường xuyên của Copywriting trong SEO đã khiến không ít người nghĩ rằng Copywriting là công việc chỉ để phục vụ cho SEO.
Bạn cần biết rằng, Copywriting xuất hiện trên thế giới rất lâu, trước khi SEO được ra đời. Bên cạnh đó, ngoài việc phục vụ cho SEO, Copywriting còn phục vụ cho nhiều mục đích khác liên quan trong Marketing. Nếu bạn quan tâm có thể tham khảo Sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của Copywriting.
Sai lầm 5: Copywriter là nghề nói dối
Mình không phủ định nhiều Copywriter đã thổi phồng sự thật, bẻ ngược sự việc hay thậm chí bịa ra những thông tin, nội dung không có thật. Chính điều này đã tạo nên sự ác cảm trong suy nghĩ của không ít người trong xã hội. Tuy nhiên, bản chất Copywriter không phải là nghề nói dối. Nghề nào cũng có tính 2 mặt. Việc lựa chọn mặt đen hay tối là do con người chứ không phải bản chất của nghề. Chẳng hạn như một số người cho rằng người mẫu là nghề bán dâm, mặc dù vẫn có nhiều người mẫu hành nghề dựa vào thực lực, và copywriter cũng thế. Nếu một số copywriter chấp nhận bẻ cong ngòi bút để viết nên những điều sai sự thật, thì vẫn có nhiều Copywriter chân chính mang đến nhiều giá trị tích cực cho đọc giả hằng ngày.
Sai lầm 6: Copywriter là SEOer
Trong thời đại công nghệ số, SEO đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Chính vì thế, các Digital Copywriter cần phải có một lượng kiến thức về SEO để có thêm những lợi thế cạnh tranh cho bản thân. Ngoài ra, cố một số Copywriter chỉ chuyên thực hiện cho những dự án SEO. Điều này đã dẫn đến sự hiểu lầm rằng Copywriter là SEOer.
Sai lầm 7: Copywriter/Copywriting là nghề thấp kém, không có tương lai
Không ít ý kiến cho rằng, việc viết để quảng bá cho một sản phẩm, doanh nghiệp là công việc thấp kém, chỉ kiếm được vài đồng sống qua ngày, không có tương lai. Đây là một quan niệm vô cùng sai lầm. Thực tế đã có rất nhiều người thành công trong lĩnh vực Copywriting này. Nhiều bạn Copywriter với định hướng làm việc cho các Copywriting Agency đã có mức lương khá ổn định, thậm chí thăng chức trở thành leader hay giám đốc sản xuất nội dung. Một số Copywriter khác làm công việc cứng cho các doanh nghiệp (Corporate Copywriter) cũng được đãi ngộ rất chu đáo. Hay số còn lại chọn định hướng Freelance Copywriter cũng trở nên rất thành công & nổi tiếng, được giới doanh nghiệp săn đón nồng nhiệt trong các dự án về Marketing.
Chính vì thế việc nói Copywriter/Copywriting là nghề thấp kém, không có tương lai là hoàn toàn sai lầm, quy chụp, thiển cận!