Copywriting là gì? Nghề copywriter gồm những công việc gì?

(2 Đánh giá)
Copywriting là gì? Nghề copywriter gồm những công việc gì?

Copywriting là gì? Nghề copywriter làm những công việc gì, trong những môi trường nào? Các trường phái copywriter hiện nay

Khái niệm copywriting và copywriter

Copywriting là gì?

Copywriting là gì?

Copywritinghoạt động soạn thảo ra các văn bản (văn bản thuần túy hoặc văn bản đa phương tiện) phục vụ cho các mục đích quảng cáo hay các mục đích khác trong Marketing. Nội dung của các văn bản copywriting trong đa số các trường hợp là các thông tin, lý lẻ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc thực hiện hành động (mua hàng, đăng ký, tải ứng dụng...) hoặc góp phần nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.

Nếu cắt nghĩa một cách đơn giản, Copywriting = Copy + writing, trong đó copy trong trường hợp này chính là các sản phẩm văn bản quảng cáo. (Copy trong trường hợp này không phải là sao chép, copy paste... trong các ngữ cảnh thông thường).

Video giải thích Copywriting là gì

Copywriter là gì?

Dựa trên định nghĩa copywriting, copywriter chính là người thực hiện công việc hay hành nghề copywriting.

Sơ lược về lịch sử ra đời & phát triển của Copywriting

Copywriting được cho là đã xuất hiện trên thế giới kể từ thời kỳ Babylon (những năm 1470). Vào năm 1477, ấn phẩm copywriting đầu tiên đã ra đời với mục đích quảng bá cho một quyển kinh thánh. Trong suốt thời kỳ này, những copywriter đã tạo ra các sản phẩm quảng cáo trên những tờ giấy lớn, với họa tiết & ký tự khắc họa bởi bút mực làm bằng lông vũ. Do thời kỳ này không có các công cụ, thiết bị để tạo ra số lượng lớn ấn phẩm, nên công việc này khá gian nan và nặng nhọc đối với các copywriter.

Nhiều năm sau, kích thước của các ấn phẩm đã được giảm xuống để giúp quá trình thực hiện được nhanh hơn. Đó là thời điểm mà các ấn phẩm kích thước nhỏ ra đời và dần trở nên thịnh hành. Vào đầu những năm 1600, khi công nghệ in ấn hàng loạt được phát triển, thế giới đã chứng kiến những tờ báo được in với sô lượng lớn được bán rong khắp đường phố. Khoảng 60 năm sau (1660), tờ báo tiếng Anh đầu tiên (Oxford Gazette) đã được xuất bản. Đó là một tờ báo khổ lớn với nhiều vị trí dành cho các mẫu quảng cáo. Sự ra đời này đã đánh dấu một bước đột phá trong sự phát triển của giới copywriting, khi các copywriter giờ đây đã có thể tiếp cận được nhiều người trong một thời gian ngắn và không tốn quá nhiều công sức như trước kia.

Năm 1837-1919 là khoảng thời gian đánh dấu một bước nhảy vọt tiếp theo của ngành copywriting. Nếu như trước kia, các copywriter đều phải làm việc cho một tổ chức, thì giờ đây, copywriter tự do (freelance copywriter) đã chính thức xuất hiện. John Emory Powers được cho là cha đẻ của freelance copywriter. Khoảng thời gian trước đó ông đã làm việc cho một số cửa hàng bách hóa (Lord& Taylor, Wanamaker). Nhận thấy tầm quan trọng của việc tạo ra các ấn phẩm quảng cáo, cũng như khả năng viết lách tuyệt vời của Emory, các cửa hàng này đã ký hợp đồng với ông để sản xuất các ấn phẩm hàng tuần trên những tờ báo lớn & nhỏ. Thông qua những mẫu quảng cáo của ông, doanh thu bán hàng của những cửa hàng này đã tăng vọt đáng kể. Tuy nhiên, mãi đến năm 1800, giá trị của copywriting mới được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận.

Những năm một 1960s là thời kỳ đánh dấu Copywriting chuyển sang một trang mới - Digital Copywriting, với sự ra đời của Internet. Sự tiện dụng, nhanh chóng, hấp dẫn của những nội dung kỹ thuật số đã thu hút một lượng lớn copywriter tạo ra các sản phẩm quảng cáo trên Internet, như Email quảng cáo, bài viết quảng cáo, banner và video quảng cáo... Cùng với sự bùng nổ của Internet, lượng digital copywriter ngày càng đông đảo hơn.

Với sự phát triển của SEO, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thương trường, các Copywriter giờ đây phải tập trung vào giá trị, nội dung nhiều hơn. Chỉ có giá trị nội dung mới quyết định liệu đọc giả có quan tâm đến những gì mà copywriter muốn đề cập, thực hiện những hành động mà copywriter muốn thúc đẩy.

Các sản phẩm của ngành Copywriting

Các sản phẩm của quá trình copywriting rất đa dạng, từ các bài viết quảng cáo trên các tờ báo, tạp chí, tờ rơi, email, website, mạng xã hội, kịch bản video quảng cáo...

Megazine Copywriting

Mẫu quảng cáo trên tạp chí

Leaflet Copywriting

Tờ rơi

Email copywriting

Mẫu quảng cáo trên email

Blog copywriting

Nội dung trên website

Facebook Copywriting

Mẫu quảng cáo trên mạng xã hội

Youtube Copywriting

Mẫu quảng cáo video trên Youtube

Phân biệt giữa Copywriting và Content Marketing

Phân biệt Copywriting vs Content Marketing

Định nghĩa Copywriting chỉ gói gọn trong hoạt động soạn thảo ra các văn bản quảng cáo (copy), còn Content Marketing mang một hàm nghĩa rộng hơn, bao gồm việc nghiên cứu mối quan tâm của đọc giả, lập kế hoạch, sử dụng các sản phẩm copywriting để tiếp cận khách hàng (đọc giả) nhằm phục vụ các mục đích, mục tiêu trong Marketing.

=> Tham khảo Hiểu rõ về Copywriter và Content writer: Đâu là những điểm khác biệt? Hiểu rõ về Copywriter và Content writer: Đâu là những điểm khác biệt?
=> Tham khảo So sánh Content marketing và Copywriter: Phân biệt 2 công việc có nét tương đồng So sánh Content marketing và Copywriter: Phân biệt 2 công việc có nét tương đồng

Các công việc thuộc lĩnh vực Copywriting

Các công việc thuộc lĩnh vực Copywriting

Các công việc của nghề Copywriter rất đa dạng, linh hoạt với nhiều loại hình, trong đó chủ yếu là: Nghiên cứu - tìm hiểu & khai thác thông tin, biên tập, chỉnh sửa - dựng ảnh & video, duyệt sản phẩm.

Nghiên cứu, tìm hiểu và khai thác thông tin

Interview - Phỏng vấn

Trước khi các copywriter có thể bắt đầu công việc soạn thảo, họ cần phải nắm bắt được các thông tin liên quan đến chủ đề hay ý tưởng cần được viết. Trong một số trường hợp, thông tin đã có sẵn (thông tin có ghi trên sản phẩm, catalogue, profile của doanh nghiệp), nhưng trong một số trường hợp khác, các copywriter cần đến địa điểm khảo sát, phỏng vấn hay thậm chí thực hiện các cuộc nghiên cứu để có được những dữ liệu cần thiết.

Biên tập

Editing

Dĩ nhiên, biên tập là sở trường chính của các copywriter. Đối với các copywriter là những freelancer, hay làm việc dưới hình thức full-time và part-time cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công việc biên tập sẽ bao gồm quá trình từ lúc xây dựng bố cục nội dung, triển khai nội dung chi tiết, đến công đoạn hiệu chỉnh để cho ra sản phẩm cuối cùng. Trong khi đó, ở một số các doanh nghiệp lớn, chuyên môn hoá cao về copywriting, mỗi công đoạn kể trên có thể được đảm nhận bởi mỗi biên tập viên khác nhau.

Chỉnh sửa, dựng ảnh và video

Chỉnh sửa ảnh & video

Trong thời buổi nội dung đa phương tiện lên ngôi, những bức ảnh hay các video clip sẽ thường xuyên xuất hiện trong các bài viết, sản phẩm copywriting. Hầu hết các copywriting đều phải trang bị cho mình khả năng chỉnh sửa ảnh cơ bản, hay thậm chí dựng ảnh và video chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, công việc này có thể được đảm nhận bởi những người có chuyên môn về thiết kế đồ hoạ.

Duyệt sản phẩm

Các copywriter hoạt động dưới dạng đội nhóm hay tổ chức sẽ luôn có một người đứng đầu để duyệt các bài viết hay sản phẩm copywriting. Dĩ nhiên, người duyệt các sản phẩm này cần phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực copywriting, hay thậm chí là Marketing, để từ đó có những cơ sở đánh giá một sản phẩm copywriting có đạt chất lượng yêu cầu hay chưa.

Các trường phái copywriter hiện nay

Có bao nhiêu trường phái copywriter hiện nay?

Dựa trên sự khác biệt trong phong cách sử dụng ngôn ngữ, hình thức sản phẩm, cách thức xây dựng nội dung, có thể chia copywriter thành 2 trường phái: Copywriter truyền thống và Copywriter hiện đại.

Các trường phái Copywriter

Copywriter truyền thống

Copywriter truyền thống nhà những copywriter xuất bản các ấn phẩm như bài viết quảng cáo trên báo chí, tờ rơi, thư, biển quảng cáo... Hầu hết các copywriter truyền thống rất giỏi về khả năng sử dụng ngôn ngữ, khắt khe về mặt ngữ pháp & trình bày, để tạo ra các slogan, nội dung gây ấn tượng, mang tính thuyết phục cao cho người đọc. Các copywriter này thường làm ở các tòa soạn hay công ty quảng cáo.

Copywriter hiện đại

Copywriter hiện đại là nhũng người tạo ra các xuất bản dưới dạng media như bài viết trên website, mạng xã hội, banner, video... Trái ngược với trường phái truyền thống, các copywriter hiện đại không đặt nặng vấn đề ngữ pháp mà luôn đề cao sự sáng tạo trong cách dùng từ và trình bày. Các từ ngữ mang tính chất giật tít, trending... các icon, biểu tượng thường được sử dụng trong các tác phẩm của những copywriter hiện đại.

Phân loại Copywriter

Phân loại Copywriter

Theo mô hình doanh nghiệp: Agency Copywriter, Corporate Copywriter & Full-time Copywiter

Agency Copywriter

Agency Copywriter làm việc trong các công ty chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo, sản phẩm copywriting cho những doanh nghiệp khác. Thông thường, mỗi copywriter trong các Agency này có thể cùng một lúc đảm nhận các bài bài copywriting cho nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Đa số các Agency quảng cáo luôn có một quy trình công việc, các tiêu chí đánh giá sản phẩm, lộ trình đào tạo rõ ràng cho những copywriter. Do đó các Agcency Copywriter sẽ không phải vướng bận nhiều về những khó khăn liên quan đến chuyên môn. Tuy nhiên, số lượng công việc được giao sẽ khá nhiều, đòi hỏi các Copywriter phải làm việc hết công suất để hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Tuỳ theo mỗi Agency mà các copywriter có thể được nhận lương cứng, hay mức trích hoa hồng/sản phẩm, mức thưởng, chế độ phụ cấp khác nhau.

Corporate Copywritier

Trái ngược với Agency Copywriter, các Corporate Copywriter làm việc cho duy nhất một doanh nghiệp tại 1 thời điểm xác định, và sản phẩm của họ chỉ phục vụ duy nhất cho thương hiệu của doanh nghiệp đó. 

Các doanh nghiệp không phải Agency thường không có quy trình làm việc, các tiêu chí đánh giá rõ ràng cho các Copywriter, do đó họ thường ưu tiên tuyển các Copywriter có kinh nghiệm lâu năm để có hiệu quả công việc cao nhất. Số lượng công việc chuyên môn mà các Corporate Copywriter được giao tương đối ít, và trong nhiều trường hợp những Copywritier này sẽ phải kiêm nhiệm thêm một số công việc khác.

Nếu hiệu quả công việc của các Corporate Copywriter mang lại cao, họ sẽ được hưởng những mức lương, thưởng, phụ cấp khá cao so với mặt bằng lương của các Copywriter khác, cũng như các chế độ phúc lợi khác như BHXH, du lịch, khám sức khoẻ...

Freelance Copywriter

Nếu bạn là một Copywiter không thích sự trói buộc trong công việc thì Freelance Copywriter là một lựa chọn phù hợp đối với bạn. Đây là một hình thức làm việc thuần theo mô hình tư bản, nghĩa là mức thu nhập sẽ đúng theo năng suất làm việc của bạn. Các khoản thu nhập được tính trên mỗi sản phẩm mà bạn đã hoàn tất dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp, không hề có sự xuất hiện của lương cứng.

Hiện nay có khá nhiều website dành cho các Freelance Copywriter như vlance.vn, glints.com, upwork.com... Các website này cung cấp các công cụ để các Freelancer có thể tạo tài khoản, xem các dự án hay vị trí công việc được đăng tải bởi các doanh nghiệp, liên hệ với nhà tuyển dụng để tham gia dự án, nhận việc... 

Theo hình thức công việc: Full-time Copywriter & Part-time Copywriter

Full-time Copywriter

Các Full-time Copywriter dành 100% thời gian làm việc của mình cho các công việc liên quan đến Copywriting.

Part-time Copywriter

Part-time Copywriter chỉ dành 1 phần thời giam làm việc của mình cho công việc Copywriting, có thể chỉ làm 1 buổi/ngày, hay vài ngày/tuần. Thời gian còn lại có thể được sử dụng cho các công việc thuộc chuyên môn khác, hay học tập & nghiên cứu.

Các tố chất, kỹ năng cần có của 1 copywriter

Các tố chất, kỹ năng cần có của 1 copywriter

Khả năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo

Khả năng ngôn ngữ được xem là kỹ năng, năng lực cốt lõi, bắt buộc phải có của 1 copywriter. Một copywriter có khả năng ngôn ngữ tốt sẽ giúp cho việc diễn đạt ý tưởng trở nên dễ dàng hơn, dể hiểu và tiếp cận hơn, sâu sắc & thâm thúy hơn. Khả năng ngôn ngữ bao gồm vốn từ (sâu và rộng), phong cách diễn đạt (đa dạng & linh hoạt), ngữ pháp (chặt chẽ), cú pháp (trật tự và chính xác)...

Để trau dồi khả năng, ngôn ngữ, dĩ nhiên bạn phải đọc nhiều, nghe nhiều và viết nhiều ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống (sức khỏe, đời sống, con người, kinh tế, chính trị, khoa học...)

Khả năng tư duy về ý tưởng

Tư duy về ý tưởng là khả năng giúp copywriter triển khai 1 ý tưởng ban đầu thành dàn ý hoàn chỉnh, với những tiêu đề, chi tiết con bổ sung, cộng hưởng và đẩy mạnh giá trị của ý tưởng ban đầu ấy. Khả năng này được kiểm soát một phần bởi cảm xúc (sự đồng cảm, thái độ) của người viết đối với ý tưởng, tư duy logic (dẫn chứng, lập luận) và trải nghiệm (những sự kiện mà người viết đã chứng kiến, trải qua) đối với ý tưởng đó.

Để trao dồi khả năng này, copywriter cần mở rộng mối quan tâm của mình với nhiều vấn đề trong cuộc sống hơn để có nhiều trải nghiệm hơn, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề logic hơn. Ngoài ra, copywriter cần luyện tập cho mình khả năng đồng cảm (đặt mình vào vị trí của người khác) để có những góc nhìn chính xác, đa chiều, khách quan hơn.

Khả năng nghe, đọc & hiểu

Mặc dù công việc chủ đạo của copywriter là sản xuất nội dung, nhưng khả năng tiêu thụ nội dung cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Cũng giống như một ca sĩ nếu muốn hát hay phải có khả năng nghe và cảm thụ âm nhạc tốt. Một copywriter phải có khả năng đánh giá thế nào mà một sản phẩm copywriting hay, những nội dung nào diễn đặt tốt các đại ý xoay quanh chủ đề, những luồn thông tin nào thể hiện được nhịp sống hối hả của xã hội...

Khả năng tối ưu hóa SEO Onpage

Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà nội dung kỹ thuật số đang chiếm ưu thế hơn so với những nội dung ở dạng truyền thống. Chính vì thế, vai trò của SEO (Search Engine Optimization - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là vô cùng quan trọng để những sản phẩm copywriting có thể tiếp cận được nhiều đọc giả hơn thông qua các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo...). SEO là quá trình bao gồm nhiều công đoạn, trong đó bao gồm một công đoạn quan trọng là Onpage Optimization (tối ưu hóa trên trang). Ngoài giá trị nội dung, người Copywriter cần phải tối ưu hóa tiêu đề, mô tả, dung lượng ảnh, video để nâng cao trải nghiệm xem nội dung trên website, các robot quét nội dung dễ dàng hơn và lập chỉ mục nhanh hơn.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Copywritinghoạt động soạn thảo ra các văn bản (văn bản thuần túy hoặc văn bản đa phương tiện) phục vụ cho các mục đích quảng cáo hay các mục đích khác trong Marketing. Nội dung của các văn bản copywriting trong đa số các trường hợp là các thông tin, lý lẻ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc thực hiện hành động (mua hàng, đăng ký, tải ứng dụng...) hoặc góp phần nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.

Nếu cắt nghĩa một cách đơn giản, Copywriting = Copy + writing, trong đó copy trong trường hợp này chính là các sản phẩm văn bản quảng cáo. (Copy trong trường hợp này không phải là sao chép, copy paste... trong các ngữ cảnh thông thường).

Các sản phẩm của quá trình copywriting rất đa dạng, từ các bài viết quảng cáo trên các tờ báo, tạp chí, tờ rơi, email, website, mạng xã hội, kịch bản video quảng cáo...
"Copywriting là chỉ gói gọn trong hoạt động soạn thảo ra các văn bản quảng cáo (copy), còn Content Marketing mang một hàm nghĩa rộng hơn, bao gồm việc nghiên cứu mối quan tâm của đọc giả, lập kế hoạch, sử dụng các sản phẩm copywriting để tiếp cận khách hàng (đọc) giả nhằm phục vụ các mục đích, mục tiêu trong Marketing.
Các công việc của nghề Copywriter rất đa dạng, linh hoạt với nhiều loại hình, trong đó chủ yếu là: Nghiên cứu - tìm hiểu và khai thác thông tin, biên tập, chỉnh sửa - dựng ảnh & video, duyệt sản phẩm.
Dựa trên sự khác biệt trong phong cách sử dụng ngôn ngữ, hình thức sản phẩm, cách thức xây dựng nội dung, có thể chia copywriter thành 2 trường phái: Copywriter truyền thốngCopywriter hiện đại.