Call-to-action là gì? Cách viết call-to-action mang về tỷ lệ chuyển đổi cao trong Copywriting

Call-to-action là gì? Cách viết call-to-action mang về tỷ lệ chuyển đổi cao trong Copywriting

Trong Copywriting, một nội dung hấp dẫn và thuyết phục chưa chắc đã giúp bạn đạt hiệu quả chuyển đổi và tăng tỷ lệ chốt đơn hàng. Vậy Call-to-action là gì? Có những cách nào để tạo nên Call-to-action hiệu quả? Hãy cùng hocmarketing.org tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Call-to-action là gì? Cách viết call-to-action mang về tỷ lệ chuyển đổi cao trong Copywriting

Trong Copywriting, một nội dung hấp dẫn và thuyết phục chưa chắc đã giúp bạn đạt hiệu quả chuyển đổi và tăng tỷ lệ chốt đơn hàng. Nếu mục tiêu bài viết của bạn là thúc đẩy sức mua của khách hàng mục tiêu thì điều bạn cần làm là lồng ghép yếu tố Call-to-action (CTA) để nhắc nhở khách hàng nhanh chóng quyết định và làm theo hướng dẫn của bạn để tiếp tục hành trình mua hàng và trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ. Vậy Call-to-action là gì? Có những cách nào để tạo nên Call-to-action hiệu quả? Hãy cùng hocmarketing.org tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Call-to-action là gì?

Call-to-action là gì?

Call-to-action (CTA) là một thuật ngữ được hiểu là "Kêu gọi hành động". Đó có thể là một chỉ dẫn thôi thúc khách hàng hành động ngay lập tức. Ví dụ như:

  • "Tìm hiểu thêm" - khuyến khích khách hàng nhấn vào liên kết truy cập trang web hoặc xem video để biết thêm thông tin chi tiết.
  • "Liên hệ ngay" - kêu gọi khách gọi hoặc nhắn tin để nhận tư vấn hoặc mua hàng ngay sau khi xem xong nội dung về sản phẩm và dịch vụ. 

Call-to-action được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng mục tiêu chung là hướng người xem tới hành động tạo tỷ lệ chuyển đổi cho bài viết.

Vai trò của Call-to-action trong Copywriting

1. Hướng dẫn người xem thực hiện bước tiếp theo

Mục tiêu của nội dung trong Copywriting là tiếp cận đúng khách hàng, truyền đạt đúng thông điệp và đặc biệt là khuyến khích khách hàng thực hiện hành vi mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi trình bày tất cả ý tưởng, câu chuyện và phân tích giá trị mang lại cho khách hàng, bạn cần thêm một lời kêu gọi hành động (CTA) nhằm giúp khách hàng biết được mình phải làm gì tiếp theo để đạt dược mong muốn (như mua hàng, đăng ký dịch vụ, trải nghiệm thử miễn phí, để lại thông tin nhận tư vấn, liên hệ trực tiếp với nhân viên, nhắn tin,...). Có thể nói, Call-to-action như một "bảng chỉ dẫn" giúp người xem biết cách thực hiện hành động tiếp theo trong chu trình cân nhắc và quyết định mua hàng.

Call-to-action Hướng dẫn người xem thực hiện bước tiếp theo

Chẳng hạn như khi khách hàng đọc một bài viết có lời kêu gọi "Nhấn vào đây để đăng ký ngay" đẫn đến liên kết đăng ký dịch vụ, họ sẽ cảm thấy thuận tiện và tiết kiệm được thời gian hơn việc phải nhắn tin và đợi bạn cung cấp phiếu mẫu đăng ký. 

2. Thôi thúc khách hàng hành động ngay

Call-to-action Thôi thúc khách hàng hành động ngay

Vì đặc điểm của Call-to-action là ngắn gọn (khoảng 2-5 từ) và mang tính khẩn cấp nên khi đọc đến, người xem sẽ cảm thấy bị đốc thúc và phải hành động ngay lập tức thay vì trì hoãn, chần chừ. Một câu Call-to-action được thiết kế tốt sẽ giúp xóa tan sự bối rối và do dự trong quyết định của khách hàng. 

Ví dụ, khi bạn sử dụng một câu Call-to-action thể hiện rõ sắc thái cấp bách như "Thêm vào giỏ hàng - tiết kiệm 25%", chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy nên hành động ngay nếu không sẽ đánh mất cơ hội tiết kiệm 25%.

3. Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả marketing. Ví dụ, bài viết của bạn tiếp cận được 2000 người xem và có 200 người click vào link đăng ký dịch vụ, như vậy tỷ lệ chuyển đổi sẽ là 10%. Việc này có nghĩa là bạn đã thành công thu hút được 200 khách hàng (chiếm 10% tổng số người xem) đến với thương hiệu của mình.

Call-to-action Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi

Bài viết có chứa câu Call-to-action sẽ thúc đẩy người truy cập khám phá và hành động theo sự dẫn dắt của bạn, từ đó tỷ lệ chuyển đổi cũng được nâng cao. Bởi lẽ, một bài viết hội tụ đủ các yếu tố: nội dung hấp dẫn, hình ảnh độc đáo và tạo được ấn tượng tốt nhưng lại thiếu mất CTA sẽ khiến khách hàng cảm thấy không cần thiết phải quyết định ngay lập tức. Thực tế thì bạn cũng không chắc chắn rằng họ có quay lại liên hệ với mình sau một khoảng thời gian dài tham khảo hay không. Do đó, bài viết có thể sẽ không đạt hiệu quả chuyển đổi và cũng phí phạm ý tưởng hấp dẫn trong bài.

4. Ấn tượng trong tâm trí người đọc

Call-to-action tạo Ấn tượng trong tâm trí người đọc

Trong một bài viết, dòng đầu tiên và cuối cùng là hai vị trí để lại ấn tượng lâu dài nhất cho người xem. Vì vậy, nếu bạn đã tạo nên một tiêu đề thu hút sự chú ý của người xem và dẫn dắt họ tìm hiểu các thông tin tiếp theo, thì đến dòng cuối cùng (CTA) sẽ là "câu chốt hạ" giúp bạn đạt được mục tiêu mà mình mong muốn. Đó có thể là:

  • Kêu gọi khách đặt hàng
  • Dẫn người xem đến website để khám phá các sản phẩm và dịch vụ khác
  • Nhắc nhở về thời hạn giảm giá, khuyến mãi,...

Nếu bạn thiết kế một lời kêu gọi hiệu quả thì ngay cả khi người xem không còn đọc bài viết đó, họ chắc chắn vẫn nhớ đến dòng CTA mang khẩu hiệu khẩn cấp ấy.

Hướng dẫn viết Call-to-action hiệu quả trong Copywriting

Tùy vào ngữ cảnh mà bạn có thể sáng tạo nên những Call-to-action khác nhau. Tuy nhiên, để tối ưu hiệu quả của Call-to-action, bạn đảm bảo các yếu tố dưới đây:

Hướng dẫn viết Call-to-action hiệu quả trong Copywriting

1. Thông tin cụ thể

Bạn hãy tạo nên câu CTA mang đến cảm giác như chỉ dành riêng cho người đọc vậy. Hãy thử tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu đang nghĩ gì, cần giải quyết vấn đề gì để kết hợp với những thông tin bạn đang có (về giá cả, khuyến mãi, dịch vụ bảo hành hay dùng thử,...). Một CTA vừa nhắc lại thông tin của sản phẩm/dịch vụ, vừa gắn liền với mối quan tâm của khách hàng sẽ chứng tỏ rằng bạn là sự lựa chọn tốt nhất đối với họ.

So với "Mua ngay", thì "Chỉ còn 24h để nhận ưu đãi giảm 25%" sẽ hiệu quả hơn bởi thông tin cụ thể về thời gian và giá trị của ưu đãi được nhấn mạnh. Do đó, người xem có thêm lý do để quyết định mua hàng và hành động ngay lập tức. 

Ngoài ra, lời kêu gọi hành động cần liền mạch với cách thực hiện hành động. Nếu bạn muốn khách hàng liên hệ với mình, hãy cung cấp số điện thoại. Nếu bạn muốn khách hàng đăng ký qua link, hãy đính kèm link vào bài viết. Điều này tạo sự thuận tiện cho khách hàng và giúp bạn nhanh chóng đạt được hiệu quả chuyển đổi.

2. Ngắn gọn

Call-to-action càng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ thì càng giúp người xem nắm bắt được thông điệp nhanh nhất. Vì vậy, bạn hãy chọn lọc từ ngữ phù hợp với mạch văn của toàn bài và chứa thông tin cần nhấn mạnh. Hãy tập trung vào lợi ích mà người đọc sẽ có được. Ví dụ như khi bạn muốn khách hàng liên hệ đăng ký khóa học online đang có chương trình giảm học phí, hãy thay câu "Nhanh tay đăng ký ghi danh qua link để được giảm 10% học phí" thành câu "Đăng ký học online nhận ngay ưu đãi 10%".

3. Khẩn cấp nhưng không nói quá

Khi Call-to-action có chứa yếu tố nói về giới hạn thời gian và số lượng sẽ thôi thúc người xem tương tác, phản hồi nhanh hơn. Cụ thể như "Đăng ký ngay", "Ưu đãi duy nhất tháng 12", "Dành cho 100 khách hàng đầu tiên" thường mang ý nghĩa tức thời và thôi thúc hơn "Đăng ký", "Nhận ưu đãi tháng 12",...

Bên cạnh đó, các thông tin so sánh giữa giá gốc và giá ưu đãi cũng góp phần tạo sự khẩn cấp để khách hàng thực hiện hành động. 

Tuy nhiên, đừng vì thôi thúc khách hàng mà Call-to-action đưa ra sự khẩn cấp giả hay nói quá về sản phẩm/dịch vụ. Bởi nếu khách hàng biết được, họ sẽ chẳng còn tin tưởng vào những bài viết sau và có ấn tượng xấu về thương hiệu. Vậy nên, hãy đảm bảo thông tin chính xác và minh bạch, cũng như tập trung vào mối liên hệ giữa sản phẩm/dịch vụ và vấn đề cần giải quyết của khách hàng. 

4. Độc đáo và dễ nhớ

Việc sử dụng lặp lại các câu Call-to-action trực tiếp và tràn lan sẽ khiến bài viết của bạn trở nên nhàm chán và khô khan. Vì vậy hãy biến hóa CTA bằng cách:

  • Sử dụng câu từ liên quan đến cách thức thực hiện hành động. Ví dụ cho bài viết về du lịch, bạn muốn khách hàng tìm hiểu thêm thông tin chuyến đi, hãy thay "Xem thêm tại..." bằng " Tìm kiếm chuyến đi của bạn tại...". Tương tự, bạn muốn khách hàng tải và dùng thử phần mềm, hãy sử dụng "Tải và trải nghiệm thử miễn phí" thay vì "Dùng thử ngay".
  • Thiết kế nút Call-to-action trong hình ảnh, bài viết hoặc video. Khách hàng không chỉ đọc nội dung mà còn chú ý đến hình ảnh và video có trong bài viết. Vì vậy, bạn hãy làm nổi bật CTA bằng màu sắc gắn liền với thương hiệu và chèn câu kêu gọi ngắn gọn (khoảng 2-5 từ) vào nút CTA. 

Tổng kết

Tóm lại, một Call-to-action (CTA) thu hút sẽ trả lời được các câu hỏi của khách hàng về lý do vì sao nên hành động, lợi ích nhận được khi làm theo sự dẫn dắt của bạn và cách thức thực hiện hành động. Hy vọng một số thông tin và ví dụ kể trên sẽ giúp bạn tìm được phương pháp viết Call-to-action phù hợp, rõ ràng và lôi cuốn.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Call-to-action (CTA) là một câu hoặc đoạn văn kêu gọi khách hàng thực hiện một hành động nhất định trên website hoặc trong email marketing.
Copywriting là nghệ thuật viết bài quảng cáo, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tạo doanh số.
Call-to-action giúp khách hàng hiểu rõ hơn về mục đích của nội dung và hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
Viết CTA ngắn gọn, sử dụng từ ngữ sôi động, rõ ràng về hành động cần thực hiện, đưa ra lợi ích cụ thể và tạo được sự khẩn trương.
Sử dụng công cụ theo dõi thống kê để đo lường số lượt click và tỷ lệ chuyển đổi của CTA.