6 cách bảo quản thức ăn thừa để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

6 cách bảo quản thức ăn thừa để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Bảo quản thức ăn thừa đúng cách để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm Đừng để thức ăn nguội quá lâu, sử dụng thùng/hộp chứa thích hợp, dán nhãn và biết nhiệt độ tủ lạnh Hãy tránh hâm nóng thức ăn nhiều lần

Mitzi Baum, Giám đốc điều hành của STOP Foodborne (Hoa Kỳ), cho biết: "Khi thực phẩm để lâu, nó có thể trở thành môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây hại như Staphylococcus aureus, Campylobacter, E. coli và Salmonella phát triển, gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người."

Theo Patrick Guzzle, Phó Chủ tịch Khoa học thực phẩm của Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Hoa Kỳ, "Điều quan trọng nhất mọi người cần chú ý khi bảo quản thức ăn thừa là thời gian, nhiệt độ và độ sạch sẽ."

Hai giờ là dấu mốc quan trọng

Dưới đây là những mẹo bảo quản mà các chuyên gia chia sẻ.

Giữa việc lấy thức ăn ra khỏi bếp hoặc ra khỏi nồi nấu rồi ăn và giao lưu tại bàn, mọi người rất dễ không cân nhắc hoặc không nhận thức được rằng thức ăn đã để ngoài quá lâu. Baum nói: "Sau khi thức ăn ra khỏi lò, bạn có khoảng hai giờ để thưởng thức và sau đó làm lạnh hoặc đông lạnh thức ăn thừa".

Nếu bạn muốn giữ thực phẩm ngoài lâu hơn hai giờ, hãy đảm bảo duy trì nhiệt độ. "Để thức ăn nóng ấm bằng đĩa hâm nóng hoặc giữ thực phẩm lạnh bằng cách đặt đĩa vào ngăn lạnh".

Theo Kimberly Baker, giám đốc nhóm chương trình an toàn và hệ thống lương thực tại cơ quan hợp tác mở rộng của Đại học Clemson (Hoa Kỳ), "thực phẩm ngoài trời không được kiểm soát nhiệt độ nên phải được vứt bỏ sau hai giờ và sau một giờ nếu để ngoài trời trong những ngày nắng nóng trên 90 độ F". Điều này là do vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trong môi trường ấm áp.

6 cách bảo quản thức ăn thừa để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Để thức ăn nguội trước khi cho vào tủ lạnh... nhưng không để quá lâu

Bà còn nói thêm: "Điều này rất quan trọng vì mầm bệnh, nếu có, sẽ phát triển rất nhanh ở nhiệt độ lớn hơn 40 độ F và nhanh nhất ở nhiệt độ môi trường xung quanh từ 70-110 độ F".

Đôi khi thức ăn của bạn vẫn còn quá nóng để có thể cho vào tủ lạnh. Keith Schneider, giáo sư an toàn thực phẩm thuộc Khoa Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng con người tại Đại học Florida (Hoa Kỳ), cho biết: "Một trong những sai lầm lớn nhất là cho những thứ quá nóng vào tủ lạnh. Tủ lạnh thực sự rất tốt trong việc duy trì nhiệt độ; nhưng nó lại cực kỳ tệ trong việc hạ nhiệt mọi thứ".

Việc đặt hộp đựng thức ăn ấm vào tủ lạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhiệt độ của tủ lạnh. Vì nếu có quá nhiều thức ăn trong hộp đựng lớn, điều này có thể làm tăng nhiệt độ của toàn bộ tủ lạnh.

Ngoài ra, thức ăn thừa có thể không còn an toàn nếu đặt vào tủ lạnh khi quá nóng. Nếu bạn đặt thức ăn vào các hộp đựng lớn và giữ ở nhiệt độ cao, vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển.

Giải pháp là gì? Sử dụng thùng/hộp chứa rộng và nông. Baum khuyên: "Bảo quản thức ăn thừa trong hộp nông sẽ làm nguội chúng nhanh hơn trong tủ lạnh".

Sử dụng thùng/hộp chứa thích hợp cho thức ăn thừa

Thực phẩm không nên để bừa bãi trong tủ lạnh. Thay vào đó, hãy đặt chúng vào hộp hoặc túi thích hợp để chúng được bảo quản tốt.

Thức ăn thừa cần được bảo quản trong hộp kín hoặc túi có khóa kéo để ngăn chặn vi khuẩn và mùi khác trong tủ lạnh xâm nhập vào thực phẩm.

6 cách bảo quản thức ăn thừa để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Dán nhãn thức ăn thừa của bạn

Một cách dễ dàng để tạo ra sự khác biệt lớn là ghi ngày tháng trên nhãn thực phẩm của bạn. Điều này sẽ tránh được những nghi ngờ hoặc thắc mắc bạn cho thực phẩm vào tủ lạnh vào ngày nào trong tuần.

Gill Boyd, đầu bếp kiêm giảng viên nghệ thuật ẩm thực tại Viện Giáo dục Ẩm thực (Hoa Kỳ), cho biết: "Ngày và nhãn khi bảo quản thực phẩm, bằng cách này, bạn biết nó đã ở trong tủ lạnh được bao lâu". Biết ngày cũng đảm bảo bạn không ăn thứ gì đó đã quá hạn sử dụng. Baker nói thêm: "Điều này sẽ giúp biết thực phẩm là gì và xác định chính xác khi nào chúng nên vứt bỏ".

Biết nhiệt độ tủ lạnh của bạn

Theo Baker, "Một trong những biện pháp an toàn quan trọng nhất mà mọi người nên tuân theo để tiết kiệm thức ăn thừa là đảm bảo rằng tủ lạnh được đặt ở nhiệt độ 40 độ F hoặc thấp hơn. Một tủ lạnh lạnh có nghĩa là bạn không phải lo lắng về việc thức ăn thừa của bạn bị hỏng sớm hơn bình thường. Thức ăn thừa được bảo quản ở nhiệt độ 40 độ F trở xuống có thể được bảo quản trong bảy ngày. Nếu không xác định được nhiệt độ tủ lạnh thì đồ ăn thừa chỉ nên bảo quản trong vòng ba đến năm ngày hoặc để đông lạnh".

Việc không duy trì nhiệt độ yêu cầu có thể khiến thức ăn thừa bị nhiễm vi khuẩn, đe dọa sức khỏe của bạn và gia đình.

Tránh hâm nóng thức ăn nhiều lần

Một cách để tránh bị bệnh khi ăn thức ăn thừa là giảm thiểu số lần hâm nóng chúng. Nếu bạn lấy thức ăn thừa ra, hâm nóng lại,sau đó lại cho vào tủ lạnh rồi hâm nóng lại, điều này có thể tạo ra nơi trú ẩn cho vi khuẩn.

6 cách bảo quản thức ăn thừa để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Theo Schneider, "khi thực phẩm trải qua chu kỳ làm mát mềm, tất cả những vi khuẩn đó có thể phát triển và sinh sôi nảy nở. Vi khuẩn có thể dẫn đến nhiều thứ, chẳng hạn như ngộ độc tụ cầu khuẩn. Nếu bạn tiếp tục để nó ấm lên trong nhiều ngày liên tiếp thì khả năng bị ngộ độc sẽ tăng lên".

Nguồn và ảnh: Huffpost