10 nguyên nhân gây đột quỵ: Xác định xem bạn có mắc phải không

10 nguyên nhân gây đột quỵ: Xác định xem bạn có mắc phải không

Hơn 15 triệu người mắc phải đột quỵ hàng năm trên toàn thế giới, gây tử vong và tàn tật vĩnh viễn cho hàng triệu người Tìm hiểu về 10 nguyên nhân chính và kiểm tra xem bạn có yếu tố nguy cơ nào

Đột quỵ được xem là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều hiểu lầm nguy hiểm xoay quanh tình trạng sức khỏe này.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có tới 15 triệu người trên khắp thế giới mắc bệnh đột quỵ. Trong số đó, có 5 triệu người tử vong và 5 triệu người khác trở nên tàn tật vĩnh viễn. Những số liệu này cần đánh thức ý thức cảnh báo và khuyến nghị chúng ta không thể lơ là với nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, mà hãy hành động để phòng ngừa.

Có nhiều chuyên gia tin rằng, bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ trong lối sống và duy trì những thói quen lành mạnh, chúng ta có thể giảm đến 90% nguy cơ bị đột quỵ. Tiến sĩ Vijaya, giám đốc Trung tâm Đột quỵ Ankineedu - Bệnh viện đa chuyên khoa Lalitha, cũng là chủ tịch của Hiệp hội Đột quỵ Ấn Độ, nhấn mạnh rằng 90% số ca đột quỵ có liên quan đến 10 yếu tố nguy cơ, bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim, hút thuốc, tiểu đường, lối sống ít vận động, mức cholesterol cao, béo phì, căng thẳng, lạm dụng đồ uống có cồn và chế độ ăn uống không lành mạnh. Những tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và tắc nghẽn động mạch, từ đó dẫn đến đột quỵ.

Nữ tiến sĩ cũng nói thêm: "Mặc dù là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới, đột quỵ vẫn bị nhiều người hiểu nhầm. Nhiều người cho rằng đột quỵ là một bệnh lý của tim. Tuy nhiên, thực tế là đột quỵ là một tình trạng ảnh hưởng tới não và chức năng của não".

Đột quỵ xảy ra khi dòng máu tới não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, gây ngừng hoạt động của các tế bào não. Các triệu chứng của bệnh này có thể bao gồm tê liệt ở một số bộ phận trên cơ thể như khuôn mặt, chân và cánh tay; khó nói; đau đầu; khó đi lại... Việc phát hiện sớm triệu chứng đột quỵ và xử trí đúng cách, kịp thời là rất quan trọng để giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm từ đột quỵ.

10 nguyên nhân gây đột quỵ: Xác định xem bạn có mắc phải không

Hình ảnh giả định cho 2 dạng đột quỵ: đột quỵ do xuất huyết và đột quỵ do thiếu máu cục bộ (Ảnh: The Print)

Đột quỵ đang ngày càng tăng trong số người trẻ.

Theo một báo cáo của Hiệp hội Đột quỵ Thế giới, trong năm 2050, số ca tử vong do đột quỵ trên toàn thế giới dự kiến tăng 50% lên khoảng 10 triệu ca. Báo cáo cũng chỉ ra rằng đột quỵ đang gia tăng nhanh chóng đặc biệt ở nhóm tuổi dưới 55.

Đột quỵ không phải là một căn bệnh không thể tránh được, mà có thể được phòng ngừa. Đó là nhận định của Tiến sĩ Vijaya, người khẳng định rằng việc tập thể dục thường xuyên và duy trì chế độ ăn uống cân bằng đã được chứng minh là có thể giảm nguy cơ mắc đột quỵ.

Thực hiện các hoạt động như thiền, yoga, hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí cũng có thể giảm mức độ căng thẳng, điều này rất hữu ích để ngăn ngừa đột quỵ.

Tiến sĩ Vijaya nhấn mạnh, bằng cách kết hợp các biện pháp phòng ngừa nêu trên vào cuộc sống hàng ngày, bạn đã giảm được đáng kể nguy cơ đột quỵ.