1 Startup cho thuê xe điện bị huỷ niêm yết và gặp khó khăn về tiền mặt

1 Startup cho thuê xe điện bị huỷ niêm yết và gặp khó khăn về tiền mặt

Xe điện cho thuê bị phá sản: Thông tin phóng đại doanh thu, huỷ niêm yết và cạn sạch tiền mặt Đang đến hồi kết cho startup xe điện?

Bird, startup phát triển ứng dụng cho thuê xe điện 2 bánh Scooter, vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Điều này thể hiện sự suy thoái của mô hình kinh doanh từng được kỳ vọng tại nhiều thành phố lớn, theo báo The New York Times.

Để đảm bảo hoạt động tiếp, Bird đã đảm bảo nguồn tài trợ trị giá 25 triệu USD từ MidCap Financial - một đơn vị cho vay thương mại của Apollo Global Management và một số cá nhân tín dụng khác. Michael Washinushi hiện đang làm Giám đốc điều hành tạm thời của Bird.

Công ty Bird, có trụ sở tại Miami, đã cảnh báo các nhà đầu tư cách đây 1 năm rằng nếu không huy động được tiền mặt đúng lúc, công ty sẽ không thể tiếp tục hoạt động liên tục. Các công ty khởi nghiệp khác trong ngành cũng đối diện với nhiều khó khăn. Ví dụ, Micromobileity.com, trước đây được biết đến với tên gọi là Helbiz, đã bị hủy niêm yết trên sàn Nasdaq. Một đối thủ khác, Tier Mobility, cũng đã đưa ra một chiến lược sa thải diện rộng vào tháng trước.

Bird, một startup có mục tiêu làm cho các thành phố trở nên xanh hơn, ra đời từ năm 2017 và nhanh chóng mở rộng quy mô với sự hỗ trợ của các nhà đầu tư hàng đầu như Sequoia Capital và Accel Partners. Sau khi thu hút hơn nửa tỷ USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm, Bird hợp nhất với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) vào năm 2021. Tuy nhiên, doanh thu không tích cực đã dẫn đến tình trạng lỗ lớn và cuối cùng, công ty bị hủy niêm yết. Người sáng lập Travis VanderZanden đã rời khỏi công ty vào tháng Sáu sau khi thừa nhận việc phóng đại doanh thu trong hơn 2 năm.

1 Startup cho thuê xe điện bị huỷ niêm yết và gặp khó khăn về tiền mặt

Trước đó, Bird đã phân phối những chiếc xe scooter 2 bánh nhỏ gọn tại hơn 350 thành phố trên khắp thế giới, từ Rome đến San Francisco. Công ty lưu ý rằng hoạt động kinh doanh ở Canada và châu Âu không nằm trong diện phá sản và sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường.

Khách hàng có thể đặt chỗ 1 chiếc xe điện scooter thông qua ứng dụng trên điện thoại di động và thuê chúng với một mức phí rất hợp lý. Khi không cần sử dụng nữa, họ có thể bỏ lại chiếc xe điện ở bất kỳ đâu.

Tuy nhiên, việc cho thuê xe scooter bị bỏ lại bừa bộn trên vỉa hè và công viên đã nhận được nhiều phàn nàn. Paris đã cấm việc cho thuê scooter trong năm nay, nhưng vẫn cho phép người dân sử dụng xe tay ga điện dưới dạng sở hữu tư nhân.

Theo thông tin, Bird được thành lập bởi Travis VanderZanden, một cựu nhân viên của Uber. Ý tưởng cho thuê xe điện không phải là mới, nhưng hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này đều phải giải quyết vấn đề tạo ra nhiều điểm trông giữ xe để người dùng có thể thuê và trả xe dễ dàng. Bird đã giải quyết vấn đề này một cách thú vị bằng cách không xây dựng bất kỳ điểm trông giữ xe nào cả. Người thuê xe sau khi sử dụng có thể đỗ lại xe và rời đi ngay lập tức.

VanderZanden cho biết anh ta luôn có đam mê đặc biệt với phương tiện giao thông từ khi còn nhỏ, khi sống ở bang Wisconsin - nơi mà mẹ anh làm nghề lái xe bus. Anh ta đã chứng kiến việc mọi người phải vất vả chạy đến các điểm dừng xe vào phút cuối để đến nơi làm việc hoặc về nhà.

"Thị trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu này và đây là cơ hội lớn", VanderZanden nói. "Chúng tôi rất hào hứng với việc có thể giúp phương tiện chạy điện chạy trên mọi con đường ngắn".

1 Startup cho thuê xe điện bị huỷ niêm yết và gặp khó khăn về tiền mặt

Để giải thích lý do tại sao chọn scooter thay vì xe đạp, VanderZanden cho biết: “Tôi tin rằng thời kỳ của xe đạp đã kết thúc. Khi di chuyển từ điểm A đến điểm B, đa số mọi người không muốn đạp xe vì lo sợ bị đổ mồ hôi”.

Trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, Bird đã có hàng nghìn chiếc scooter tại 7 thành phố lớn tại Mỹ, bao gồm Santa Monica, Venice, San Diego, San Jose, San Francisco, Austin và Washington DC. VanderZanden cho biết rằng chỉ cần mỗi 5 phút đi bộ, bạn sẽ nhìn thấy 1 chiếc scooter của Bird.

Thị trường chia sẻ xe scooter điện đang cạnh tranh gay gắt và tốn kém. Cả hai startup lớn tại Mỹ là Uber và Lyft đều muốn tham gia thị trường này. Uber đã mua lại công ty chia sẻ xe đạp điện Jump, trong khi Lyft đề ra kế hoạch tung ra dịch vụ chia sẻ xe scooter điện.

Mô hình này mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng đem theo rủi ro của việc hỏng hoặc bị mất cắp. Ở Los Angeles, số vụ trộm cắp xe tay ga điện tăng gấp đôi vào năm 2022, theo thống kê từ Sở cảnh sát Los Angeles, mặc dù hầu hết liên quan đến tài sản cá nhân.

Ngoài ra, số vụ tai nạn do scooter điện gây ra cũng tăng theo thời gian. Tính riêng tại Paris vào năm 2022, có 3 người tử vong và 459 người bị thương do tai nạn scooter điện, tăng so với 2 năm trước đó.

“Năm 2019, khi con tôi được 7 tuần tuổi, vợ tôi đã bị một chiếc scooter điện đi sai làn đâm phải. Chúng tôi suýt chút nữa đã mất con. Sau chuyện này, với tư cách là một công dân, một tình nguyện viên, chúng tôi muốn người dân nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của xe scooter điện”, ông Arnaud Kielbasa, đại diện Hiệp hội giúp đỡ nạn nhân tai nạn xe scooter điện, cho biết.

Theo tôi, cấm scooter điện tại Paris là một quyết định đúng vì tôi tin rằng loại phương tiện này có thể gây nguy hiểm cho cả người điều khiển và người đi bộ. Là một bác sĩ, tôi đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn do scooter điện gây ra và tôi đã thấy rõ hậu quả xấu xảy ra từ đó", bà Audrey Cordier, một cư dân của Paris, Pháp, đã chia sẻ. Theo báo The New York Times và Bloomberg.

Vũ Anh