Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính, xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone insulin hoặc sinh ra kháng thể chống lại insulin. Điều này dẫn đến việc tăng lượng đường trong máu, gây ra nhiều khó chịu và đau đớn. Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như về mạch máu, thần kinh ngoại vi, thận và làm tăng khả năng bị nhiễm khuẩn... và trong một số trường hợp, có thể gây tử vong.
Lý do bệnh tiểu đường gây ngứa ngáy
Những triệu chứng sớm thường gặp của bệnh tiểu đường bao gồm: cảm giác khát nhiều, tiểu nhiều, mờ mắt, ăn nhiều nhưng giảm cân, mệt mỏi kéo dài, vết thương không lành hoặc ngứa toàn thân.Một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là chế độ ăn uống không lành mạnh (Ảnh minh họa).
Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngứa da là một triệu chứng phổ biến xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng này thường được gây ra bởi một hay sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Ngứa da ở người mắc bệnh tiểu đường thường xuất hiện do sự kém lưu thông của máu, dẫn đến việc cơ thể tiêu thụ nhiều nước khi đi tiểu hoặc mất một lượng lớn nước qua da, gây ra tình trạng khô da và ngứa.
- Một lý do khác có thể gây ngứa là tổn thương mạch máu. Khi máu không được lưu thông đầy đủ, ngứa thường xảy ra ở phần dưới của chân. Đôi khi, ngứa da có thể phát sinh do sự tổn thương của các sợi thần kinh ở lớp ngoài da. Mức đường trong máu cao làm tổn thương sợi thần kinh, gây ra các biến chứng như bệnh thần kinh ngoại biên hoặc đa dây thần kinh, từ đó dẫn đến tình trạng ngứa da ở người bệnh.
- Nguy cơ tiểu đường gây suy thận và suy gan: Bệnh nhân tiểu đường có thể phải đối mặt với những biến chứng như suy thận hoặc suy gan, gây ngứa da và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
- Tác động của vi khuẩn: Mức đường trong máu cao khiến hệ miễn dịch trở nên yếu hơn, làm tăng khả năng nhiễm trùng da khi có vi khuẩn xâm nhập. Nếu có vết cắt, phồng rộp hoặc nứt trên da, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây nguy cơ nhiễm trùng da, ngứa và viêm nang lông.
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch dễ bị nhiễm nấm, gây ngứa da, thường xuất hiện ở vùng giữa các ngón chân. Nấm candida thường phát triển ở các nếp gấp của da như khuỷu tay, chân, háng, cổ, nách.
- Mức độ cytokine (chất gây viêm) cao trong cơ thể cũng gây ngứa và tổn thương thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không điều trị tổn thương thần kinh kịp thời, ngứa có thể kéo dài và dẫn đến phát triển bệnh thần kinh.
Ngứa 3 vị trí này nên đi khám tiểu đường sớm
Ngứa da có thể xuất hiện ở người bệnh tiểu đường do tác dụng phụ của thuốc hoặc phản ứng dị ứng sau khi sử dụng. Một số loại thuốc để điều trị các vấn đề sức khỏe thông thường ở người bệnh tiểu đường như huyết áp cao, cholesterol cao cũng có thể gây ngứa da.Rất nhiều người bị chủ quan và thiếu kiến thức, vì vậy họ bỏ qua dấu hiệu ngứa ngáy do tiểu đường hoặc cho rằng chỉ là một căn bệnh nhẹ về da. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình bị ngứa dai dẳng ở ba vị trí này, đặc biệt là vào ban đêm, kèm theo khát nước hoặc tiểu nhiều, sụt cân, bạn nên đi khám để kiểm tra xem có mắc bệnh tiểu đường không.
Ngứa tai thường xảy ra khi ta tiếp xúc với các yếu tố từ bên ngoài, chẳng hạn như côn trùng hoặc việc vệ sinh tai không đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục bị ngứa tai mà không rõ nguyên nhân, có thể đó là một triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Nếu có triệu chứng ngứa tai bất thường, cần thăm khám để kiểm tra tiểu đường (Ảnh minh họa)
Nếu tiểu đường không được kiểm soát trong thời gian dài, nồng độ đường trong máu tăng cao có thể gây kích ứng da và gây ngứa tai. Việc có mức đường cao trong máu kéo dài có thể gây ra sự sản xuất nhiều dịch tai không bình thường và tình trạng ngứa tai không liên tục cũng có thể xảy ra.
2. Ngứa cơ quan sinh dục dai dẳng
Rất nhiều người bất ngờ khi biết ngứa cơ quan sinh dục bất thường cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Vì một lượng đường cao trong máu sẽ gây ra tổn hại cho môi trường sinh dục, làm tăng lượng nước tiểu cùng với sức đề kháng kém của bệnh nhân tiểu đường. Điều này gây ra sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật tại chỗ, dễ dẫn đến sự lây nhiễm của các vi khuẩn, nấm, mycoplasma, virus... và gây ngứa ở các bộ phận sinh dục. Triệu chứng này thường xảy ra phổ biến và nghiêm trọng hơn ở phụ nữ.
Đối với phụ nữ, âm đạo sẽ tiết ra dịch dày màu trắng và thường gặp ngứa, châm chích, đặc biệt là khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu. Còn ở nam giới, bệnh tiểu đường sẽ làm cho dương vật có mùi khó chịu, gây ngứa và đau khi kéo lấy bao quy đầu. Nếu có những triệu chứng này, tốt nhất nên đi khám ngay.
Ngứa bàn chân cực kỳ khó chịu
Ngứa chân thường là một biểu hiện phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Hiện tượng này thường xảy ra đều đặn và đặc biệt khó chịu vào ban đêm.
Ngứa bàn chân rất mạnh là một triệu chứng phổ biến khi mắc tiểu đường (Ảnh minh họa).
Khi nồng độ đường trong máu tăng lên, áp suất giữa huyết thanh và chất nền không cân bằng, dẫn đến sự thấm thác dịch mất cân bằng và dẫn đến mất nước mãn tính trong da, gây ra hiện tượng da khô, giảm tiết mồ hôi và ngứa ngáy ở chân. Đồng thời, sự tổn thương của các dây thần kinh gây ra sự rối loạn trong quá trình tiết mồ hôi trên da, gây khô da, ngứa ngáy và có thể gây tổn thương cho da. Vị trí thường gặp nhất để cảm nhận triệu chứng này là ở chân, đặc biệt là bàn chân và bắp chân.
Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor, ETtoday