Startup là gì? Những điều cơ bản cần biết trước khi Startup

Startup là gì? Những điều cơ bản cần biết trước khi Startup

Startup là gì? Định nghĩa startup | So sánh khái niệm Startup vs SME. Phân tích thời điểm thích hợp để Startup. Các tố chất cần có ở một "người startup". Các bước để có thể Startup thành công.

Startup (Start-up) là gì?

Startup là gì

Có thể bạn đã nghe hoặc thấy từ "startup" khá nhiều khi khái niệm này được sử dụng trong khá nhiều các chương trình truyền hình, video hay các tài liệu về kinh doanh. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị rằng chưa có một định nghĩa chính xác nào dành cho thuật ngữ này. Chính vì vậy, trong bài viết này, thay vì cố gắng gán cho nó một khái niệm cố định nào đó, mình sẽ đặt nó trong những ngữ cảnh nhất định, qua đó bạn có thể tự đưa ra một định nghĩa cho riêng mình một cách chính xác nhất.

Startup là doanh nghiệp mới hình thành (doanh nghiệp startup)

Doanh nghiệp startup

Startup (start-up) là một thuật ngữ dùng để chỉ những doanh nhiệp mới thành lập, cá nhân hoặc tổ chức mới bắt đầu một công việc kinh doanh do chính mình làm chủ trong một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, trong chương trình Shark Tank khá nổi tiếng gần đây, các Shark (nhà đầu tư) dùng từ startup để ám chỉ các doanh nghiệp của những người tham gia chương trình để kêu gọi vốn.

Startup (có thể) là khởi nghiệp

Trong nhiều trường hợp, startup có thể được hiểu là khởi nghiệp, khi một hoặc nhiều cá nhân quyết định bắt tay vào việc xây dựng cho mình một cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp hay thương hiệu riêng. Hay nói một cách khác, startup là quá trình hình thành một doanh nghiệp mới sao cho doanh nghiệp này có đầy đủ những khả năng cơ bản (vốn, sản phẩm/dịch vụ, nhân sự, thiết bị, cơ sở vật chất...) để có thể đáp ứng một nhu cầu nhất định của những khách hàng trong một thị trường.

Startup là khởi nghiệp

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, startup không được xem là khởi nghiệp. Bản thân từ khởi nghiệp ngoài ý nghĩa bắt đầu việc kinh doanh tự thân, nó còn mang nhiều ý nghĩa khác như lập nghiệp hay bắt đầu một công việc được cho là sẽ theo mình đến suốt quãng đời còn lại.

Xây dựng sự nghiệp

Startup là khởi nghiệp sáng tạo

Startup là khởi nghiệp sáng tạo

Một số tài liệu còn có ghi startup là khởi nghiệp sáng tạo, là những người bắt đầu khởi nghiệp với sự sáng tạo, cải tiến mới, khái niệm mới... Hầu hết môi trường ở các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ không khuyến khích nhiều sự sáng tạo, thay vào đó, sự ổn định và chắc chắn luôn được ưu tiên lên hàng đầu. Chính vì thế, những startup (khởi nghiệp gia) có thể thỏa chí sáng tạo trong bất cứ một khía cạnh nào liên quan đến việc khởi nghiệp của mình, miễn là nó mang lại hiệu quả.

Startup là tạo ra nguồn giá trị mới cho xã hội

Một startup dù thành công hay thất bại đều mang đến một nguồn giá trị nhất định cho xã hội. Nguồn giá trị này thể hiện thông qua sản phẩm/dịch vụ được cung ứng ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, việc làm cho người lao động, hay trong trường hợp có lãi sẽ tạo ra được thu nhập cho chính startup và các cổ đông góp vốn.

Phân biệt giữa doanh nghiệp Startup và SME (Small Medium Enterprise)?

Nhiều bạn khi mới tìm hiểu về kinh doanh thường hay nhầm lẫn giữa doanh nghiệp Startup và SME (Small Medium Enterprise - Doanh nghiệp vừa và nhỏ). Vậy hai khái niệm này khác nhau như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, một doanh nghiệp được xem là Startup khi nó mới vừa đi vào hoạt động. Trong khi đó, một doanh nghiệp được xem là vừa và nhỏ khi số lượng nhân sự nằm trong khoảng từ 10 đến 200 người, vốn từ 3 - 100 tỷ đồng, doanh thu trên 1 năm từ 3 - 100 tỷ đồng. Như vậy, Startup là thuật ngữ quy định trạng thái (mới mở cửa hoạt động) của doanh nghiệp, trong khi đó SME là khái niệm quy định xếp loại doanh nghiệp dựa trên quy mô hoạt động. Một doanh nghiệp Startup nếu vừa mới đi vào hoạt động có quy mô như trên cũng được xem là SME và ngược lại.

Bonus: Doanh nghiệp có số lượng nhân sự dưới 10 người, vốn và doanh thu hằng năm dưới 3 tỷ được xếp vào doanh nghiệp siêu nhỏ (SSE - Super Small Enterprise).

Những ai có thể Startup?

Bất kì ai, dù thuộc giới tính, độ tuổi, quốc gia, chủng tộc, tồn giáo nào cũng có thể startup, miễn rằng startup của bạn có thể mang lại giá trị tích cực cho xã hội. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét các yếu tố như ngôn ngữ giao tiếp giữa bạn và khách hàng, giữa bạn và những đồng nghiệp (cộng sự), mối quan hệ tôn giáo & sắc tộc giữa bạn và môi trường xung doanh startup của bạn.

Khi nào nên Startup?

Startup không quy định cụ thể số năm, độ tuổi hay thời gian cụ thể nào. Nó phụ thuộc vào từng người, từng môi trường hay hoàn cảnh. Một chàng thanh niên 18 tuổi hay cụ già 60 đều có thể startup và có cơ hội thành công như nhau. Tuy nhiên, trước khi quyết định startup, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng những yếu tố và điều kiện sau:

  • Bạn đã xác định rõ thị trường mục tiêu?
  • Bạn có hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng thuộc thị trường mà bạn đang nhắm đến?
  • Bạn có khả năng tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường mục tiêu đó?
  • Bạn có khả năng quản trị tốt (lập kế hoạch kinh doanh, phân bổ nguồn lực, đào tạo, phân công, quản lý tài chính...)?
  • Bạn có khả năng lãnh đạo tốt (động viên tinh thần nhân viên)?
  • Bạn có đủ số vốn để vừa đáp ứng chi phí ban đầu, vừa cho phép startup của bạn duy trì trong một thời gian nhất định (kể cả thua lỗ)?
  • Bạn đã chuẩn bị kế hoạch (phương án) nếu startup của bạn phá sản?
  • Bạn có đủ tự tin, nhiệt huyết và đam mê với startup của bạn?
  • Đây có phải là thời điểm thích hợp để startup của bạn thâm nhập vào thị trường khi so sánh với cung, cầu, cạnh tranh?

Nếu tất cả câu trả lời cho những câu hỏi trên là có, nghĩa là bạn đã sẵn sàng và đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu startup.

Các tố chất cần có của một "người Startup"

Ngoài vốn để trang trải cho những chi phí ban đầu,  "người Startup" cần trang bị cho mình những tố chất sau Để đảm bảo quá trình Startup diễn ra một cách trơn tru:

Nắm vững kiến thức Marketing

Kiến thức Marketing

Marketing là điểm bắt đầu thích hợp nhất khi bạn bắt đầu xây dựng một Startup. Chắc chắn rằng, bạn chưa thể bắt tay vào việc sản xuất khi bạn chưa hiểu được thị trường mình đang nhắm đến là gì. Hay bạn cũng chẳng thể bán hàng nếu bạn chẳng có sản phẩm/dịch vụ trong tay hoặc bạn cũng chẳng biết được liệu sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không. Thay vào đó, Marketing sẽ giúp kết nối giữa thị trường và startup. Thông qua nghiên cứu Marketing, startup đó có thể nắm rõ nhu cầu, mong muốn và mức độ cạnh tranh trên thị trường. Thông qua việc phân khúc thị trường, startup có thể chọn ra những phân khúc làm thị trường mục tiêu sao cho nó có thể mang lại lợi nhuận và giá trị tốt nhất cho startup đó.

Khi startup đã đi vào hoạt động ổn định, Marketing sẽ đóng vai trò quảng bá và truyền thông giá trị sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng mục tiêu. Trong dài hạn, Marketing giúp startup xây dựng một thương hiệu vững mạnh, với những giá trị cốt lõi phù hợp.

Nói tóm lại, người đứng đầu một startup cần nắm vững kiến thức Marketing để có thể xây dựng một doanh nghiệp có tồn tại và phát triển trong một nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Nắm vững kỹ năng tài chính cơ bản

Finance - Tài chính

Một startup không cần quá giỏi về kiến thức kinh tế nhưng cần phải nắm vững những kiến thức, kỹ năng tài chính cơ bản. Mục đích là để giải quyết những bài toán kinh doanh đơn giản như việc tính chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dự kiến thời điểm hòa vốn... Nếu không có những kỹ năng này, việc thua lỗ là điều dễ dàng xảy ra đối với "người startup".

Thành thạo trong việc quản lý (quản trị)

Management - Quản trị

Để có thể tồn lâu dài trên thương trường, một doanh nghiệp startup cần tìm cho mình những nhân sự phù hợp trong chặng đường phát triển. Chính vì thế, "người startup" cần thành thạo trong việc quản lý (quản trị) tất cả mọi thứ, từ việc lập kế hoạch, phân công, phân bổ nguồn lực, triển khai, đánh giá chất lượng... đến việc giải quyết những tình huống khủng hoảng phát sinh. Nếu thiếu khả năng quản lý, "người startup" dù có chuyên môn giỏi đến đâu cũng sẽ khiến doanh nghiệp của mình mau chóng lụi tàn.

Có khả năng lãnh đạo tốt

Leadership - Lãnh đạo

Nhắc đến yếu tố con người, ngoài việc quản lý, người startup cũng cần phải có một khả năng lãnh đạo tốt. Lãnh đạo là công việc kết nối các thành viên trong doanh nghiệp, cũng như truyền động lực, niềm tin và sức mạnh cho nhân sự cấp dưới. Người startup có khả năng lãnh đạo tốt sẽ giúp những người đi theo mình luôn trong trạng thái yên tâm, phấn khởi và hăng say làm việc, luôn tôn trọng và hết mình vì lãnh đạo. Ngược lại, nếu khả năng lãnh đạo của "người startup"  quá yếu kém, nhân viên của doanh nghiệp này luôn trong trạng thái bất an, lo lắng, hoang mang hay thậm chí coi thường chính những người đứng đầu startup đó.

Chấp nhận thu nhập bấp bênh & Có thể chịu được áp lực công việc cao

Thu nhập bấp bênh

Startup không giống như việc đi làm thuê cho một công ty nào đó mà trong đó bạn chỉ làm một số công việc nhất định với một mức lương ổn định. Nếu đã quyết định startup, bạn phải sẵn sàng chấp nhận có mức thu nhập bấp bên, cũng như làm hết tất cả mọi việc, từ sản xuất, bán hàng, chăm sóc khách hàng... đến các công việc nhỏ nhặt như soạn văn bản, sửa máy móc, dọn vệ sinh... trong trường hợp những công việc ấy không có ai đảm nhận. Bên cạnh đó, bạn phải sẵn sàng làm việc mà không có ngày nghỉ trong suốt thời gian kể từ khi lập nên startup đến khi nó đi vào hoạt động ổn định. Đôi lúc, bạn phải chịu áp lực từ nhiều phía (khách hàng, nhân sự, tài chính... hay thậm chí từ gia đình, bạn bè, con cái...).

Có khả năng thuyết trình tốt

Presentation - Có khả năng thuyết trình tốt

Sẽ đến lúc, startup bạn cần nguồn vốn từ những nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp. Lúc này, bên cạnh tính khả thi của startup, kỹ năng thuyết trình là yếu tố quan trọng thứ hai giúp người startup có thể kêu gọi vốn đầu tư thành công cao. Các nhà đầu tư thường không có nhiều thời gian để có thể nghe bạn nói "dông dài" mà chẳng đi được đến đâu. Họ cần những thông tin ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu thông qua phong cách thuyết trình ấn tượng nhưng vẫn giữ được sự thanh lịch.

Như thế nào là một startup thành công?

Bằng mắt thường, rất khó đánh giá một startup là thành công hay thất bại sau một quá trình hoạt động. Một startup công nghệ dù thua lỗ vài trăm triệu đồng nhưng có trong tay hàng chục triệu user sử dụng mỗi ngày vẫn được xem là thành công. Hay một startup khác dù duy trì được mức lợi nhuận hàng tháng nhưng số lượng khách hàng tìm đến doanh nghiệp này càng tiến về số 0, đồng nghĩa với việc startup sắp phải đóng cửa.

Chìa khóa đánh giá nằm giá trị của sản phẩm/dịch vụ mang đến cho khách hàng mục tiêu của startup đó. Một startup thành công sẽ cho ra thị trường những sản phẩm/dịch vụ với giá trị cao đối với người tiêu dùng. Khách hàng hay người tiêu dùng sau khi cảm nhận được giá trị này sẽ quay lại với doanh nghiệp đó để sử dụng tiếp, cũng như sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè, người thân. Từ đó, giá trị thương hiệu của startup càng được nâng tầm. Ngược lại, một startup được xem là thất bại không chứng minh được giá trị sản phẩm/dịch vụ của mình với khách hàng. Tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng tiếp sản phẩm/dịch vụ của những doanh nghiệp này thường rất thấp. Theo một lẻ tự nhiên, nếu không có sự thay đổi hay sửa chữa, họ sẽ bị đào thải khỏi thị trường sau một thời gian nhất định.

Làm thế nào để startup thành công?

Như đã phân tích ở phần trên, một startup thành công sẽ cho ra thị trường những sản phẩm/dịch vụ với giá trị cao đối với người tiêu dùng. Như vậy, để startup thành công, bạn phải tạo ra được những sản phẩm/dịch vụ với giá trị cao đối với người tiêu dùng.

Thế thì làm thế nào để có thể tạo ra được những sản phẩm/dịch vụ như vậy? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào mỗi người, mỗi ngành nghề, lĩnh vực, khu vực... Tuy nhiên quá trình thực hiện đều trải qua những bước sau:

Bước 1. Nghiên cứu thị trường

Người startup cần thực hiện bước nghiên cứu thị trường để nắm rõ nhu cầu, thị hiếu, đặc điểm, hành vi của những người khách hàng hay người tiêu dùng có trong thị trường đó. Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường cũng giúp startup nắm được số lượng khách hàng mà doanh nghiệp có thể tiếp cận, cũng như số lượng đối thủ cạnh tranh có mặt trên thị trường đó.

Bước 2. Phân khúc thị trường

Người startup chia nhỏ thị trường thành nhiều phân khúc nhỏ, trong đó mỗi phân khúc là tập hợp những khách hàng có chung một đặc điểm nhất định (về vị trí địa lý, giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, hành vi...). 

Bước 3. Lựa chọn thị trường mục tiêu

Sau khi đã phân khúc thị trường, người startup sẽ lựa chọn một hay nhiều phân khúc có khả năng sinh lời cao nhất làm thị trường mục tiêu.

Bước 4. Phát triển sản phẩm

Sau khi đã chọn ra những phân khúc làm thị trường mục tiêu, người startup sẽ bắt đầu phát triển sản phẩm/dịch vụ sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu của những khách hàng có trong phân khúc.

Bước 5. Thử nghiệm thị trường

Sản phẩm sau quá trình phát triển sẽ được đem ra thị trường để thử nghiệm. Những đánh giá ban đầu của khách hàng là cơ sở để startup thực hiện bước tiếp theo.

Bước 6. Tối ưu và cải tiến sản phẩm

Startup tối ưu và cải tiến sản phẩm và thực hiện lại công đoạn thử nghiệm thị trường. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi startup có được phiên bản sản phẩm mang lại giá trị cao nhất, và dĩ nhiên với mức giá có thể thương mại hóa.

Bước 7. Thương mại hóa sản phẩm

Sản phẩm sau khi hoàn tất quá trình thử nghiệm thị trường sẽ được chính thức tung ra thị trường để thương mại hóa.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

  1. Startup là doanh nghiệp mới hình thành (doanh nghiệp startup)
  2. Startup (có thể) là khởi nghiệp
  3. Startup là khởi nghiệp sáng tạo
  4. Startup là tạo ra nguồn giá trị mới cho xã hội

Như đã phân tích ở trên, một doanh nghiệp được xem là Startup khi nó mới vừa đi vào hoạt động. Trong khi đó, một doanh nghiệp được xem là vừa và nhỏ khi số lượng nhân sự nằm trong khoảng từ 10 đến 200 người, vốn từ 3 - 100 tỷ đồng, doanh thu trên 1 năm từ 3 - 100 tỷ đồng. Như vậy, Startup là thuật ngữ quy định trạng thái (mới mở cửa hoạt động) của doanh nghiệp, trong khi đó SME là khái niệm quy định xếp loại doanh nghiệp dựa trên quy mô hoạt động. Một doanh nghiệp Startup nếu vừa mới đi vào hoạt động có quy mô như trên cũng được xem là SME và ngược lại.

Bonus: Doanh nghiệp có số lượng nhân sự dưới 10 người, vốn và doanh thu hằng năm dưới 3 tỷ được xếp vào doanh nghiệp siêu nhỏ (SSE - Super Small Enterprise).

Bất kì ai, dù thuộc giới tính, độ tuổi, quốc gia, chủng tộc, tồn giáo nào cũng có thể startup, miễn rằng startup của bạn có thể mang lại giá trị tích cực cho xã hội. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét các yếu tố như ngôn ngữ giao tiếp giữa bạn và khách hàng, giữa bạn và những đồng nghiệp (cộng sự), mối quan hệ tôn giáo & sắc tộc giữa bạn và môi trường xung doanh startup của bạn.
  1. Nắm vững kiến thức Marketing
  2. Nắm vững kỹ năng tài chính cơ bản
  3. Thành thạo trong việc quản lý (quản trị)
  4. Có khả năng lãnh đạo tốt
  5. Chấp nhận thu nhập bấp bênh & Có thể chịu được áp lực công việc cao
  6. Có khả năng thuyết trình tốt
  • Bước 1. Nghiên cứu thị trường
  • Bước 2. Phân khúc thị trường
  • Bước 3. Lựa chọn thị trường mục tiêu
  • Bước 4. Phát triển sản phẩm
  • Bước 5. Thử nghiệm thị trường
  • Bước 6. Tối ưu và cải tiến sản phẩm
  • Bước 7. Thương mại hóa sản phẩm