Sau kỳ thi, để con thành công, cha mẹ hãy nhớ 3 câu này

Sau kỳ thi, để con thành công, cha mẹ hãy nhớ 3 câu này

Không chỉ là một kỳ thi, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là cả đời Hãy tránh ba câu nói đau lòng này sau kỳ thi để bảo vệ tình cảm gia đình

Khi con làm bài không tốt, nhiều cha mẹ thể hiện sự không chấp nhận, thậm chí nhiều khi đặt ra những câu hỏi thất vọng rằng tại sao con lại không làm đúng câu hỏi và gặp nhiều lỗi như vậy. Trên thực tế, mặc dù vẻ ngoài có vẻ không quan tâm, nhưng đứa trẻ cảm thấy buồn nhất khi biết rằng mình "thất bại".

Nếu cha mẹ không cẩn thận, có thể nói ba câu sau đây sẽ khiến trẻ cảm thấy bất lực, thất vọng, tự ti và từ đó xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực.

Sau kỳ thi, để con thành công, cha mẹ hãy nhớ 3 câu này

1. Hỏi dồn dập ngay sau khi con ra khỏi phòng thi

"Con đã làm bài thi như thế nào?"; "Đề thi có khó không?"; "Con có tự tin về bài thi của mình không?"; "Kết quả của con là mấy điểm"... Bạn có thể thăm dò tình hình thi cử của con, nhưng không nên trực tiếp và vội vã hỏi. Con vừa mới kết thúc cuộc thi, và con cần một khoảng thời gian để nghỉ ngơi và xoa dịu cảm giác căng thẳng mà người lớn thường không hay để ý, việc này có thể khiến con trở nên cáu kỉnh.

Bạn cũng nên quan sát tình trạng tâm trạng của con, sau đó tìm thời điểm phù hợp để thảo luận với con một cách thoải mái. Tất nhiên, nếu con tự nguyện muốn chia sẻ, thì đây là tình huống lý tưởng để bạn và con có thể trò chuyện cùng nhau. Hãy chọn các câu hỏi tổng quát, và tránh tạo áp lực quá lớn cho con.

Sau những kỳ thi, ai cũng lo lắng về điểm số. Nếu con không làm tốt bài thi, cha mẹ lại hỏi về điểm số và điều này có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của con.

2. Lời buộc tội

Khi biết con không làm bài tốt, nhiều phụ huynh không kìm được cảm xúc mà đổ lỗi cho con: "Dặn con cẩn thận trước kỳ thi mà, bây giờ đã quá muộn!" hoặc "Con chẳng làm được gì cả"... Có thể bạn đang rất không hài lòng với thái độ học tập của con, cũng như không lạc quan về kết quả thi của con nên mới nói những lời chán nản như vậy, ngay khi con vừa ra khỏi phòng thi.

3. Thất vọng và lo lắng

Nhưng những lời cáo buộc và lời chỉ trích này không mang lại lợi ích cho việc học của trẻ mà chỉ gây áp lực và làm giảm sự đam mê học hỏi của trẻ.

3. Thất vọng và lo lắng

Lời nhắc nhở như: "Bố mẹ thực sự lo lắng rằng con sẽ không đạt kết quả thi tốt",... khiến cho trẻ cảm thấy không tự tin. Có thể con đã rơi vào tâm trạng không hài lòng với thành tích học tập của mình, và khi nghe những lời của cha mẹ, con sẽ càng mất niềm tin. Vì "Nếu bố mẹ còn chẳng tin con thì con sẽ làm sao tin rằng mình có thể làm được gì?"

Có thể sau khi con thi xong, bạn nói với con như thế này: "Cuối cùng, con đã vượt qua kỳ thi, con thật là đáng khâm phục!"; "Chúc mừng con đã hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này, bố mẹ tự hào vì con!"; "Dù con đạt được kết quả ntn, bố mẹ vẫn yêu con hết lòng".