Theo Tiến sĩ dinh dưỡng người Mỹ, Amy Goodson, bên cạnh việc ăn quá muối, ăn quá nhiều đường cũng là một thói quen không tốt khi ăn uống và đã gây ra nhiều bệnh tật mà ít ai để ý. Nếu tiêu thụ quá nhiều đường, không chỉ gây ra những tác dụng phụ như mệt mỏi và đầy bụng mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Điều này có thể dẫn đến ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, các vấn đề về tiêu hóa, tăng cân và béo phì...
Kiểm soát lượng đường tiêu thụ hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa rất nhiều bệnh tật (Ảnh minh họa)
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị phụ nữ nên giới hạn lượng đường bổ sung hàng ngày không vượt quá 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 thìa cà phê). Nam giới nên hạn chế không quá 150 calo (khoảng 37.5g hoặc 9 muỗng cà phê). Đối với trẻ em từ 2 - 18 tuổi, giới hạn lượng đường bổ sung hàng ngày nên thấp hơn 6 thìa cà phê hoặc 24g, và đồ uống có đường nên hạn chế không quá 8 ounce - tương đương 236ml mỗi tuần.
Tuy nhiên, có những người không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của các món ăn, đồ uống ngọt. Cũng có người quá bận rộn để tính toán tỉ mỉ lượng đường tiêu thụ hàng ngày. Ngoài ra, thực phẩm có thể chứa nhiều đường ẩn mà ta khó ước lượng. Tuy vậy, theo Tiến sĩ Goodson, cũng có những dấu hiệu để nhận biết bạn đang ăn quá nhiều đường. Các dấu hiệu này bao gồm:
1. Liên tục thèm đồ ngọt
Theo Tiến sĩ Goodson: "Nếu bạn thấy mình luôn luôn cảm thấy thèm đồ ăn hoặc đồ uống có đường, có thể điều đó cho thấy bạn đã tiêu thụ quá nhiều đường. Điều này xuất phát từ việc bạn hấp thụ một lượng đường quá cao, dẫn đến một chuỗi vô tận của sự thèm ăn và tiêu thụ quá mức, do lượng đường trong máu tăng một cách đáng kể và sau đó giảm mạnh".
Nếu bạn cảm thấy luôn luôn thèm ăn đồ ngọt, có thể đó là do bạn đã tiêu thụ quá nhiều đường (Ảnh minh họa)
Lượng đường trong máu sẽ tăng, giảm nhanh chóng hơn khi bạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường và thiếu các chất dinh dưỡng khác như chất xơ hoặc protein. Nguyên nhân là do thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ được cơ thể hấp thụ nhanh chóng, làm tăng đột biến lượng đường trong máu, dẫn đến cảm giác thèm ăn nhiều hơn. Những thực phẩm này bao gồm kẹo, soda, bánh rán, bánh nướng xốp...
Nếu thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, điều đó có nghĩa là nó chứa chất xơ giúp cơ thể bạn hấp thụ chậm hơn, tạo ra sự cân bằng đường trong máu. Những thực phẩm này bao gồm rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu...
2. Mức năng lượng trong cơ thể luôn thay đổi
Khi nói về tình trạng giảm lượng đường trong máu, có một triệu chứng khác mà bạn có thể trải qua sau khi tiêu thụ quá nhiều đường, đó là sự dao động về mức năng lượng. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do tăng đột biến lượng đường trong máu. Theo Tiến sĩ Goodson, "Việc ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng và giảm mức năng lượng đột ngột. Nếu bạn cảm thấy nhích nhảy mạnh mẽ và sau đó đột ngột mất sức, có thể là do tiêu thụ quá nhiều đường".
Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn có thể cân bằng mức đường trong máu tốt hơn bằng cách kết hợp carb giàu chất xơ (như ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây) với protein. "Protein sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp ổn định mức đường trong máu sau bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ", chuyên gia đã giải thích thêm.
3. Gặp vấn đề với sức khỏe răng miệng
Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng, thì nguyên nhận có thể là đường. Tiến sĩ Goodson giải thích: "Đường là nguyên nhân chính gây sâu răng, vì vậy nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề về răng miệng, đó có thể là dấu hiệu của việc tiêu thụ quá nhiều đường".
Một nghiên cứu đăng tải trên trang Frontiers in Oral Health cho biết, việc nạp quá nhiều đường là nguyên nhân số một gây sâu răng. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng xác định đường là nguyên nhân gây sâu răng. Vi khuẩn trong miệng lấy đường và chuyển hóa nó thành axit, gây suy yếu men răng.
4. Tăng cân
Nếu tiêu thụ quá nhiều đường thường xuyên, bạn sẽ thấy cân nặng tăng lên. Một lượng đường cao trong cơ thể có thể gây phá vỡ quá trình trao đổi chất và làm hỏng hệ sinh thái của các vi sinh vật đường ruột.
"Vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và insulin. Khi tiêu thụ quá nhiều đường, bạn đang áp lực công việc quá sức lên hệ sinh thái này và mong muốn có thêm đường để giữ cân bằng. Việc ăn nhiều đường hơn khiến cơ thể cảm thấy cần nhiều hơn, khiến bạn cảm thấy đói hơn và dẫn đến tăng cân". Đó chính là lời chia sẻ từ Tiến sĩ Goodson.
nếu tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường thường xuyên.
Tiến sĩ Goodson cảnh báo: "Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và đồ uống chứa đường có thể gây đau mãn tính".
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Lâm sàng Mỹ cho thấy rằng ăn quá nhiều chất béo và đường trong bữa ăn có thể làm tăng nguy cơ đau mãn tính ở bệnh nhân viêm xương khớp. Một nghiên cứu khác được đăng trên Tạp chí Frontiers in Nutrition Mỹ cho biết rằng đường bổ sung là "đồng phạm" góp phần vào tình trạng viêm đau mãn tính.
6. Luôn cảm thấy đói, không hài lòng
Thực phẩm chứa đường được xem là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đói. Vì vậy, việc quan tâm đến cảm giác no sau khi ăn là rất quan trọng. Đường thường có nhiều calo, do đó sau khi ăn, cơ thể bạn có thể cảm thấy no. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, cơ thể sẽ nhanh chóng tiêu hao đường và bạn sẽ cảm thấy đói, thèm đồ ngọt và cuối cùng là ăn thêm các món có nhiều đường.
Tiến sĩ Goodson giải thích thêm: "Mức độ đường cao cũng có thể làm giảm một loại hormone gọi là leptin - hormone điều chỉnh cảm giác đói. Khi mức đường tăng cao, mức độ leptin giảm dẫn đến cảm giác đói nhiều hơn và ngày càng thèm ăn".
Thức ăn nhiều đường có thể gây ra cảm giác đói và tình trạng tâm trạng không ổn định.
Nếu bạn ăn nhiều đường vào bữa sáng, bạn sẽ cảm thấy đói sớm trước khi tới giờ ăn trưa. Để tránh điều này, hãy chọn những thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch hoặc bánh mì nguyên hạt cho bữa sáng của bạn. Kết hợp chúng với các nguồn protein như trứng hoặc sữa chua Hy Lạp. Chất xơ và protein sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn sau bữa sáng.
7. Bạn có thể bị cao huyết áp
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây tăng huyết áp ở một số người. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients (Mỹ) bởi Tiến sĩ Goodson đã chỉ ra rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tiêu thụ đường bổ sung và mức huyết áp cao hơn ở những người trong độ tuổi từ 65 - 80.
Nếu bạn nhận thấy huyết áp của mình tăng cao, có thể là do bạn đã ăn quá nhiều đường. Đường bổ sung làm tăng mức axit uric trong cơ thể, từ đó ức chế sự sản xuất của oxit nitric. Oxit nitric (NO) là một chất cần thiết để duy trì hoạt động hiệu quả của mạch máu và khi mức độ oxit nitric trong cơ thể giảm đi, huyết áp sẽ tăng lên.
Có thể không phải tất cả các dấu hiệu trên đều liên quan đến việc ăn quá nhiều đường mà có thể có từ các bệnh lý khác. Tuy nhiên, khi phát hiện những dấu hiệu này, hãy điều chỉnh khẩu phần ăn, giảm lượng đường và đến cơ sở y tế sớm nhất có thể để được kiểm tra.
Nguồn và hình ảnh: Eat This, Healthline, Nutrients