Cách đây không lâu, bà Lý (51 tuổi, làm công việc hành chính tại Singapore) nhìn thấy một quảng cáo bánh trung thu rất hấp dẫn trên Facebook. Theo đó, hộp bánh trung thu 8 cái đang được giảm giá từ 56 đô la Singapore (gần 1 triệu đồng) xuống còn 29 đô la Singapore (hơn 500.000 đồng).
Nghĩ rằng giá này rất rẻ, bà quyết định mua hai hộp để thưởng thức và nếu thấy ngon, bà sẽ giới thiệu cho người khác.
Để đặt bánh, bà Lý nhấp vào đường link quảng cáo, tải ứng dụng theo hướng dẫn và điền thông tin thanh toán của mình. Tuy bà lo lắng về nguy cơ bị lừa đảo, nhưng bà không nghĩ nhiều vì không sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Sau đó, bà kiểm tra điện thoại di động và tài khoản ngân hàng và không thấy gì bất thường.
Ngày hôm sau, bà Lý hoảng sợ khi không thể truy cập vào tài khoản ngân hàng của mình nữa. Lo lắng, bà nhanh chóng đến một máy ATM gần nhà để kiểm tra và phát hiện số tiền 76.538 đô la Singapore (tương đương 1,3 tỷ đồng) đã biến mất với 4 lần giao dịch liên tục.
Người phụ nữ này tỏ ra rất đau lòng khi tiết lộ rằng trong số tiền bị mất, có 50.000 đô la Singapore (tương đương khoảng 888 triệu đồng) đã được dành để thanh toán đặt cọc mua nhà và phần còn lại đã được sử dụng cho việc trang trí. Hiện nay, toàn bộ số tiền tiết kiệm đã biến mất và bà không biết phải làm gì tiếp theo.
Bà Lý cũng cho rằng mặc dù đã đăng ký và thiết lập các biện pháp để nhận thông báo nếu có bất kỳ giao dịch không bình thường nào trong tài khoản của mình, bà không nhận được bất kỳ email hay tin nhắn thông báo về sự thay đổi số dư tài khoản cho đến khi bà tới máy ATM để kiểm tra.
Bà chỉ trích ngân hàng vì không đúng và không đủ trách nhiệm trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các giao dịch không bình thường. Cảnh sát địa phương đã bắt đầu điều tra vụ việc này.
Nguồn: Sina