Biểu tượng Meta trên màn hình điện thoại ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Meta và Microsoft đã hợp tác để phát triển Llama 2, một mô hình trí tuệ nhân tạo với quy mô lớn hơn, nhằm phục vụ cả mục đích thương mại và nghiên cứu. Llama 2 sẽ được phân phối bởi Microsoft thông qua dịch vụ đám mây Azure chạy trên hệ điều hành Windows. Mô hình này sẽ cung cấp thông tin thông qua việc tải xuống trực tiếp các tệp tin trên nền tảng Amazon Web Services, Hugging Face và nhiều nhà cung cấp khác.
Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg cho biết: "Sự ra mắt của Llama 2, một nguồn mở, đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy đổi mới trong trí tuệ nhân tạo. Mô hình này đem lại cho những nhà phát triển nhiều cơ hội để xây dựng trí tuệ nhân tạo bằng những công nghệ mới".
Sự phổ biến rộng rãi và miễn phí của một mô hình phức tạp như Llama có thể khiến cho những chatbot AI hiện có, như ChatGPT, mất đi sự thống trị ban đầu. Phiên bản đầu tiên của Llama đã trực tiếp cạnh tranh với những mô hình của ChatGPT do OpenAI phát triển và chatbot Bard do Google tạo ra. Llama 2 đã được đào tạo với khoảng 40% dữ liệu hơn phiên bản tiền nhiệm. Theo ông Zuckerberg, việc chia sẻ các mô hình mà những nhà nghiên cứu tại Meta phát triển cho nhiều công ty khác nhau có thể thúc đẩy đổi mới, phát hiện ra lỗ hổng an toàn và giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Cách đây không lâu, Meta đã giới thiệu I-JEPA - mô hình AI mới để phân tích và hoàn thiện trực tiếp các phần còn thiếu trong hình ảnh, không chỉ dựa vào một điểm ảnh như các mô hình AI tổng quát khác.
Vào tháng 11/2022, ChatGPT của Open AI phối hợp với Microsoft đã chính thức ra mắt thị trường, đẩy công nghệ AI toàn cầu vào cuộc đua.
Threads sẽ tránh được ‘vết xe đổ’ của Google+: Sở hữu lợi thế mà Elon Musk không có, lại hạn chế tối đa điểm yếu của Meta