Messenger cho phép người dùng chỉnh sửa tin nhắn sau khi đã gửi

Messenger cho phép người dùng chỉnh sửa tin nhắn sau khi đã gửi

Meta đã cung cấp một gói nâng cấp bảo mật mới cho Messenger, cho phép người dùng chỉnh sửa hoặc tự động xóa nội dung tin nhắn sau khi gửi, mang lại sự linh hoạt và an toàn cho trải nghiệm gửi tin nhắn

Theo thông báo trên trang chủ của Messenger, người dùng hiện có thể chỉnh sửa nội dung tin nhắn sau gửi trong vòng 15 phút. Nội dung tin nhắn đã chỉnh sửa vẫn có thể được xem tương tự như trên Facebook.

Thêm vào đó, Messenger cũng cung cấp tính năng tự động xóa nội dung tin nhắn sau 24 giờ. Theo đại diện của Meta, tính năng này nhằm giúp người dùng cảm thấy an tâm về việc bảo mật tin nhắn của họ và đảm bảo nó sẽ không tồn tại mãi mãi.

Messenger cho phép người dùng chỉnh sửa tin nhắn sau khi đã gửi

Tin nhắn có thể được chỉnh sửa trong vòng 15 phút sau khi gửi và áp dụng cho cả nhóm chat và chat riêng.

Tin nhắn tự động bị xóa trên Messenger chỉ áp dụng cho các cuộc trò chuyện được mã hóa đầu cuối, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện việc xóa tin nhắn tự động nếu nhận được nội dung không phù hợp.

Hệ thống cũng tự động gửi thông báo nếu người dùng cố ý chụp lại ảnh màn hình tin nhắn. Cả hai tính năng này đều là phần của kế hoạch mã hóa đầu cuối mặc định trên Messenger, được Meta công bố vào ngày 6/12.

Theo đại diện của Meta, công ty đang tích cực triển khai kế hoạch mã hóa end-to-end cho ứng dụng nhắn tin Messenger và cả trên mạng xã hội Facebook. Kế hoạch tương tự cũng sẽ được triển khai trên mạng xã hội Instagram, tuy nhiên không có thông tin về thời gian cụ thể cho việc thay đổi này.

Trước đó, Facebook hiện nay là Meta hứa hẹn về việc mã hóa đầu cuối đối với Messenger, và kể từ năm 2016 ứng dụng nhắn tin này đã cho phép người bật chế độ mã hóa đầu cuối End-to-end encryption (E2EE).

Messenger cho phép người dùng chỉnh sửa tin nhắn sau khi đã gửi

Nội dung tin nhắn đã được gửi đi cũng có thể được xóa tự động sau 24 giờ.

Hiện nay, mã hóa đầu cuối được sử dụng bởi nhiều nền tảng nhắn tin trực tuyến để ngăn chặn các cuộc trò chuyện. Nó cũng ngăn chặn thông tin cá nhân bị nền tảng nhắn tin khai thác vì lợi nhuận, hoặc bị tiết lộ trong trường hợp vi phạm dữ liệu của công ty. Tính năng này rất quan trọng và cần thiết để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và tuân thủ các quy định toàn cầu.

Tuy nhiên, Meta hiện đứng sau một số đối thủ trong việc mã hóa đầu cuối cho nội dung cá nhân trên ứng dụng nhắn tin trực tuyến.

Viber, Snapchat, Telegram và Whatsapp đã triển khai mã hóa đầu cuối từ lâu, và các tính năng như trò chuyện ẩn và tự xóa nội dung cuộc trò chuyện không phải là mới trên các ứng dụng này từ năm 2016.

Cuối cùng Facebook cũng triển khai mã hoá đầu cuối cho Messenger