Foxconn góp mặt tại cuộc đua xe điện Việt Nam: Hứa hẹn những điều bất ngờ

Foxconn góp mặt tại cuộc đua xe điện Việt Nam: Hứa hẹn những điều bất ngờ

Foxconn - nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới, sẽ đầu tư 250 triệu USD để sản xuất xe điện và linh kiện viễn thông tại Việt Nam Hai nhà máy mới sẽ được xây dựng tại Quảng Ninh

Foxconn đã tiến hành đầu tư số tiền 250 triệu USD vào việc sản xuất xe điện và linh kiện viễn thông tại Việt Nam. Hai nhà máy mới của Foxconn sẽ được xây dựng tại Quảng Ninh.

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện Việt Nam đang trở nên gay gắt khi vào ngày 29/6, mẫu xe Trung Quốc Wuling HongGuang MiniEV chính thức được ra mắt tại Việt Nam. Ngay sau đó, VinFast cũng công bố ngày ra mắt và giới thiệu 3 mẫu xe điện mới, trong đó, mẫu VF 3 được đánh giá là có khả năng vượt qua sự thống trị của Wuling HongGuang MiniEV trong phân khúc xe mini.

Foxconn đã quyết định đầu tư 250 triệu USD để sản xuất xe điện tại Việt Nam.

Foxconn thông báo sẽ đầu tư khoảng 250 triệu USD vào Quảng Ninh thông qua chi nhánh tại Singapore để tập trung sản xuất linh kiện xe điện, bộ điều khiển và các sản phẩm khác để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Đây là một bước tiến quan trọng của Foxconn trong việc mở rộng hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp xe điện sau nhiều năm tập trung vào các sản phẩm điện tử cho Apple và các thương hiệu lớn khác. Dự án nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh sẽ chuyên sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, sạc điện và bộ điều khiển sạc điện cho xe điện. Khu công nghiệp dự án có diện tích 6,3ha và tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.755 tỷ đồng (tương đương 200,24 triệu USD). Dự kiến, nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất chính thức vào tháng 1/2025 và tạo việc làm thường xuyên cho khoảng gần 1.200 lao động.

Trong khi đó, dự án nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh tập trung vào sản xuất và gia công linh kiện cũng như khuôn mẫu linh kiện cho các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông. Dự án này có diện tích rộng 4,1ha và tổng vốn đầu tư gần 1.100 tỷ đồng (tương đương 46 triệu USD). Dự kiến, nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào tháng 10/2024, với sự tham gia của hơn 700 lao động. Thông tin công bố cho biết, cả hai dự án FECV Foxconn và nhà máy FMMV Foxconn đều sử dụng hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại và đồng bộ, được nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

Foxconn góp mặt tại cuộc đua xe điện Việt Nam: Hứa hẹn những điều bất ngờ

Mẫu xe điện mini Wuling Hongguang mới ra mắt tại Việt Nam

"Rất chuyên nghiệp, tỷ mỹ và cận thận"

Cũng như vậy, nhà chức trách Việt Nam đã xác nhận về công cuộc đầu tư của Foxconn. Tỉnh Quảng Ninh thông báo rằng họ đã cấp phép cho dự án mới của Foxconn. Nguồn đầu tư lớn, trị giá khoảng 200 triệu USD, sẽ được sử dụng để xây dựng một nhà máy sản xuất bộ sạc và linh kiện cho xe điện. Trong khi đó, số tiền còn lại là 46 triệu USD, sẽ được sử dụng để xây dựng một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và viễn thông. Cả hai nhà máy này sẽ được đặt tại Khu công nghiệp Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

"Hoạt động hơn 15 năm qua, nhà máy của Foxconn tại Việt Nam có vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của chúng tôi," Foxconn cho biết theo Reuters.

Theo báo cáo thẩm định của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, công ty tổ chức Foxconn Singapore đã tiến hành nghiên cứu và triển khai hai dự án một cách chuyên nghiệp, chuẩn mực và cẩn thận.

Theo tỉnh Quảng Ninh, cả hai dự án đã nhận giấy chứng nhận đầu tư chỉ sau 12 giờ làm việc, từ khi nhà đầu tư đệ trình hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh, giảm thời gian làm việc xử lý đến 14 ngày so với quy định.

Ông Châu Nghĩa Văn, Phó Tổng giám đốc phụ trách Tập đoàn Foxconn tại Việt Nam cho biết, việc đầu tư vào Quảng Ninh đã được tập đoàn này tính toán kỹ lưỡng dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cả khả năng điều hành, chỉ đạo của địa phương. Điều hấp dẫn nhất là Quảng Ninh đã liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong 6 năm.

Đồng thời, việc trao hai giấy chứng nhận đầu tư đã làm tăng số dự án của Foxconn tại Quảng Ninh lên 3 dự án, với tổng số vốn trên 300 triệu USD, chiếm khoảng 1/10 quy mô đầu tư của Tập đoàn Foxconn tại Việt Nam.

Trước đó, Foxconn cũng đã thông báo về việc đầu tư 509 tỷ đồng (khoảng 21,7 triệu USD) để mua một khu đất và xây dựng nhà máy quy mô 100 triệu USD tại khu công nghiệp WHA Industrial Zone1 Nghệ An. Dự án này đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ UBND tỉnh Nghệ An.

Foxconn góp mặt tại cuộc đua xe điện Việt Nam: Hứa hẹn những điều bất ngờ

Mẫu xe điện VF3 của Vinfast

Cuộc đua mới

Trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia và tổ chức đã công nhận sức mạnh và tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng xe điện trên toàn cầu, đặc biệt là sau những thành công ấn tượng của VinFast.

Không chỉ cùng Foxconn xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện xe điện, trong hội thảo Hợp tác đầu tư và phát triển Thái Bình - CHLB Đức, Công ty Thái Bình Hưng Thịnh và Công ty Roding Mobility đã ký kết Thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển và sản xuất dòng xe điện và ô tô điện nhỏ tại Việt Nam. Với quyết định này, tỉnh Thái Bình của Việt Nam sẽ có một nhà máy sản xuất xe điện và VinFast cũng sẽ có đối thủ tiềm năng mới. "Đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp hợp tác và đầu tư ô tô điện tại Việt Nam", ông Franz Ferdinand Heindlmeier, CEO của Công ty Roding Mobility tin rằng Việt Nam có tiềm năng phát triển ô tô điện, đặc biệt là ô tô điện nhỏ.

Theo cam kết, Roding sẽ tư vấn kỹ thuật, giám sát quá trình nghiên cứu và phát triển từ thiết kế, thử nghiệm đến sản xuất hoàn chỉnh và chuyển giao công nghệ cho Thái Hưng. Ngược lại, Thái Hưng sẽ nhận chuyển giao công nghệ từ Roding, sản xuất thương mại các mẫu xe điện và ô tô điện nhỏ, phân phối trên thị trường Việt Nam và hướng tới xuất khẩu.

Hôm 29/6 vừa qua, Wuling Hongguang Mini EV - mẫu xe điện mini, đã chính thức ra mắt thị trường Việt Nam. Mẫu xe này được lắp ráp tại nhà máy ở Hưng Yên bởi TMT motor, nhà sản xuất Trung Quốc. Wuling Hongguang Mini EV có hai phiên bản chính, bao gồm phiên bản tiêu chuẩn và phiên bản nâng cao, với mức giá từ 239 - 279 triệu đồng. Xe được trang bị động cơ điện với công suất tối đa 27 mã lực và mô-men xoắn cực đại 85 Nm, có tốc độ tối đa 100 km/h. Chi phí sạc điện của xe chỉ tương đương 70% so với việc đổ xăng cho xe máy thông thường. Theo thống kê, chi phí cho việc sạc điện xe Wuling Hongguang Mini EV là khoảng 282.568 đồng cho bản sử dụng pin 9,6 kWh và 298.623 đồng cho bản 13,4 kWh. Trước đó, TMT Motors đã kỳ vọng rằng Wuling Hongguang Mini EV sẽ giúp thực hiện giấc mơ sở hữu ô tô của những người có thu nhập từ 13 - 15 triệu đồng.

Ngay sau đó, VinFast đã thông báo về việc tổ chức chuỗi triển lãm "VinFast - Vì tương lai xanh" tại 11 tỉnh thành trên toàn quốc, diễn ra từ ngày 7/7 đến 20/9. Triển lãm này trưng bày toàn bộ hệ sinh thái xe điện của hãng, bao gồm xe buýt điện, xe máy điện, xe đạp điện và đầy đủ phân khúc sản phẩm ô tô điện, bao gồm mini car và các phân khúc A-B-C-D-E (VF 3, VF 5 Plus, VF e34, VF 6, VF 7, VF 8 và VF 9). Trong đó, VF 3, VF 6, VF 7 và xe đạp điện là những mẫu xe sẽ lần đầu tiên được giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam. Trong số đó, dự kiến VinFast VF 3 có thể cạnh tranh với Wuling HongGuang Mini EV ở phân khúc mini car.

Arevo Việt Nam: Từ "Tesla ngành xe đạp" với DA nhà máy in 3D lớn nhất thế giới tại Việt Nam, được Chủ tịch ACB mua ủng hộ đến tình cảnh dừng hoạt động