1. Doanh số Coca-Cola so với Pepsi trong quý III/2023
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2023, Coca-Cola đã đạt mức vốn hoá thị trường 242 tỷ USD, vượt qua đối thủ Pepsi tới 20 tỷ USD. Trong khi đó, tổng doanh số của Coca-Cola tăng 2%, trong khi doanh số của Pepsi không có sự thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm đã giảm đi 1,5%. Đáng chú ý hơn, tại thị trường Bắc Mỹ, sự chênh lệch này còn lớn hơn khi Coca-Cola duy trì doanh thu từ mảng nước giải khát không thay đổi, trong khi Pepsi đã giảm tới 6%.
2. Coca-Cola đang thắng thế nhờ những chiến lược đúng đắn
2.1. Phát triển thương hiệu
Trong khi Coca-Cola vẫn tiếp tục thu hút người dùng thông qua các thương hiệu truyền thống, Pepsi lại đang phục hồi với một số thương hiệu không chỉ tập trung vào nước ngọt như Gatorade.
Nik Modi, chuyên gia phân tích của RBC Capital Market nhận định rằng Coca-Cola đã và đang chiếm lĩnh thị phần trước Pepsi trong nhiều quý gần đây.
Khi mảng kinh doanh đồ uống gặp khó khăn, Pepsi thường tìm đến bộ mặt giải cứu từ các thương hiệu đồ ăn vặt - snack Frito-Lay. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã chọn lựa các sản phẩm khác với mức giá phù hợp hơn khi giá của các sản phẩm Frito-Lay tăng vượt quá hai chữ số.
Ngoài ra, Pepsi cũng đang cắt giảm các chương trình khuyến mãi mang lại lợi nhuận thấp hơn. Các giám đốc điều hành của công ty cho biết, mặc dù chiến lược khuyến mãi giúp tăng doanh thu nhưng lại gây giảm sản lượng đồ uống ở Bắc Mỹ 2,5%.
2.2. Nhượng quyền đóng chai
Theo CNBC, sự khác biệt giữa Coca-Cola và Pepsi không chỉ nằm ở danh mục đầu tư mà còn ở mảng nhượng quyền đóng chai. Coca-Cola sẽ hợp tác với các hãng đóng chai độc lập chuyên sản xuất, đóng gói và vận chuyển đồ uống tới khách hàng. Các hãng đóng chai địa phương có hiểu biết sâu về thị trường và khách hàng của họ để có thể tự đưa ra quyết định khi cần thiết.
Khác với Coca-Cola, Pepsi sở hữu hơn 3/4 nhà máy đóng chai tại Bắc Mỹ. Điều này giúp thương hiệu giảm chi phí và kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, chiến lược này đòi hỏi hãng phải có đủ nguồn lực và vốn, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu về các loại thức uống có gas đang giảm đi.
2.3. Chiến lược giá
Từ năm 2021, Coca-Cola đã bắt đầu tăng giá các sản phẩm của mình và có kế hoạch tiếp tục tăng giá đến năm 2024. Trong khi đó, Pepsi cũng đã thực hiện động thái tương tự trong năm 2021 và quyết định hoãn việc tăng giá đến đầu năm nay (2023), chỉ có kế hoạch nhẹ nhàng tăng giá vào năm tới (2024).
Sau hơn hai năm kể từ khi tăng giá, cả hai tập đoàn lớn trong lĩnh vực giải khát đều ghi nhận tăng trưởng doanh số bán hàng nhờ vào chiến lược điều chỉnh giá cả.
2.4. Thu lợi từ rạp chiếu phim
Trong những ngày đầu của đại dịch, khoảng một nửa số lượng sản phẩm Coca-Cola được bán ra đến từ các kênh liên quan đến các hoạt động bên ngoài (Away From Home) như rạp chiếu phim, nhà hàng…
CEO của Coca-Cola, James Quincey cho biết trong quý 3: "Mảng kinh doanh cho các hoạt động bên ngoài đang tăng trưởng mạnh, không chỉ rạp chiếu phim hay nhà hàng mà là toàn bộ hoạt động giải trí, du lịch, khách sạn...đều tăng trưởng"
Tuy nhiên, Pepsi lại đứng sau Coca-Cola khi mà họ đã hợp tác với nhiều chuỗi thương hiệu và nhà hàng lớn như Yum - chủ sở hữu của Taco Bell.
2.5. Thị trường quốc tế
Coca-Cola đang dẫn trước Pepsi với một khoảng cách đáng kể. Theo FactSet, 40% doanh thu của Pepsi đến từ thị trường quốc tế, trong khi có hơn 60% doanh số của Coca-Cola đến từ thị trường toàn cầu.
Việc thành công trên thị trường quốc tế có thể bù đắp cho sự suy thoái trong kinh doanh nội địa, điều này được chứng minh bởi sự giảm 6% doanh số của Pepsi trong thị trường Bắc Mỹ. Tuy nhiên, không phải tất cả các thị trường quốc tế đều giúp ích cho cả hai công ty lớn, ví dụ như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ. Hai thị trường này đang chịu sự lạm phát nghiêm trọng, buộc Coca-Cola phải tăng giá cả trong thời điểm họ đã tạm dừng tăng giá trong nước Mỹ và châu Âu.
>>> Xem thêm: Khám phá ý tưởng kinh doanh thành công của Coca Cola
Tạm kết