Nhồi máu não là tình trạng động mạch não bị hẹp hoặc tắc, gây mất lưu lượng máu tới vùng não tương ứng, gây tổn thương và mất chức năng vùng não đó, cũng như các triệu chứng thần kinh tương xứng.
Đây là một bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng như tê liệt bán người, rối loạn ý thức, mất khả năng nói, và thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Cảnh báo về nhồi máu não: 3 tăng, 2 giảm, 1 mềm
Để phát hiện sớm và điều trị nhồi máu não kịp thời, việc nhận biết các triệu chứng là vô cùng quan trọng. Trong đó, "3 tăng, 2 giảm, 1 mềm" là những dấu hiệu mà nhiều người thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn với cảm giác mệt mỏi thông thường hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
3 triệu chứng tăng cần chú ý là tăng tiết mồ hôi, tăng lượng và số lần đi tiểu, và tăng cảm giác buồn nôn.
Khi mắc bệnh nhồi máu não, người bệnh có thể đột ngột cảm thấy buồn nôn và nôn mửa. Nguyên nhân là do rối loạn chức năng thân não do nhồi máu não, ảnh hưởng đến sự điều hòa bình thường của trung tâm nôn. Triệu chứng nôn mửa ở người bị nhồi máu não thường không liên quan tới thực phẩm và kéo dài trước khi bệnh mang tính cấp tính gây nguy hiểm bộc phát.
Rối loạn nhồi máu não có thể dẫn đến đa niệu, sự loạn điều hòa nhiệt độ cơ thể và tăng tiết mồ hôi (Ảnh minh họa)
Tương tự, rối loạn nhồi máu não cũng có thể gây ra các triệu chứng đa niệu không bình thường. Điển hình là đi tiểu thường xuyên hơn và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn dù ăn uống không thay đổi đáng kể. Nguyên nhân thường liên quan đến tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và bí tiểu do mạch máu bị tắc nghẽn, co lại và thiếu máu não.
Yếu tố cuối cùng cảnh báo về nhồi máu não là đổ mồ hôi nhiều bất thường, đặc biệt là vào ban đêm. Theo chuyên gia, điều này là do sự hưng phấn không bình thường của hệ thần kinh giao cảm, gây ra rối loạn trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể.
2 dấu hiệu giảm: giảm sự tỉnh táo và giảm thị lực, đi kèm với khó khăn trong việc duy trì thăng bằng.
Triệu chứng rõ ràng của nhồi máu não bao gồm lú lẫn, mất tập trung và suy nghĩ không rõ ràng do thiếu máu và tắc nghẽn não. Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt và môi trường xung quanh quay cuồng, có thể do lượng máu cung cấp lên não không đủ và chức năng tai trong bị suy giảm. Tế bào thần kinh bị tổn thương, làm thay đổi nhận thức và giảm khả năng suy nghĩ, ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và phối hợp hành động và lời nói.
Trước khi cơn nhồi máu não ập tới, người bệnh thường trải qua các triệu chứng như chóng mặt, mất cân bằng và tình trạng lú lẫn (Ảnh minh họa)
Do lưu lượng máu đến não không đủ nên có thể dẫn đến sự bất thường về chức năng ở một số khu vực nhất định trong não, bao gồm các khu vực liên quan đến cảm giác cân bằng và khả năng định hướng không gian. Ngoài ra, nhồi máu não cũng có thể gây tổn thương cho chức năng của tai trong, cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm về cảm nhận thăng bằng. Tổn thương ở tai trong có thể gây ra tình trạng chóng mặt. Sự tác động kết hợp của các yếu tố này có thể gây ra triệu chứng chóng mặt ở bệnh nhân mắc nhồi máu não.
Bệnh nhân nhồi máu não thường cảm thấy yếu chi, đặc biệt là yếu đột ngột và nặng nề ở một chi, do các vùng não bị tổn thương khiến chức năng vận động của các bộ phận tương ứng cũng bị ảnh hưởng. Có thể thấy biểu hiện là cảm giác đột nhiên không có sức hoặc rất yếu, tê bì hoặc thậm chí là khó vận động, tê liệt, thường là ở một bên tay/chân hoặc một nửa người bên trái hoặc phải.
Nguyên nhân và cách ngăn ngừa nhồi máu não
Về nguyên nhân gây nhồi máu não, thì thường do các yếu tố chính như: xơ vữa động mạch lớn, tăng huyết áp, biến chứng tiểu đường, thuyên tắc tim, tổn thương não bộ, mỡ máu quá mức… Ngoài ra, các thói quen xấu như hút thuốc, thức khuya thời gian dài, không kiểm soát cân nặng dẫn tới béo phì, làm việc quá sức… cũng có thể gây nhồi máu não nguy hiểm tính mạng.
Để ngăn ngừa bệnh nhồi máu não, có 2 điều quan trọng nhất là: điều chỉnh lối sống lành mạnh và phòng - điều trị sớm các bệnh lý có liên quan.
Đầu tiên, về điều chỉnh lối sống thì cần có chế độ ăn lành mạnh và cân bằng hơn. Ví dụ như ăn ít muối, ít béo, ít đường, ít purine, nhiều chất xơ và đủ lượng vitamin, lượng protein thực vật và động vật phù hợp, uống đủ nước… Tiếp theo, cần kiểm soát cân nặng, tập thể dục thể thao đều đặn, tránh hút thuốc, giảm rượu bia, không thức khuya, ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm đủ vào mùa lạnh…
Điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu não (Ảnh minh họa)
Việc phòng và điều trị kịp thời các bệnh liên quan như tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch là rất quan trọng. Nếu bạn đã mắc các bệnh này, hãy tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, tập thể dục thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ kết hợp điều chỉnh ăn uống.