Khi nói đến cholesterol, mọi người thường nghĩ rằng đây là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Nhưng thực tế, cholesterol không phải là một thành phần xấu trong máu mà lại là một thành phần quan trọng của lipid máu. Cơ thể sử dụng nó để duy trì hoạt động hàng ngày.
Cholesterol trong máu có hai loại chính là cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL). Mức tăng cao của cholesterol xấu liên tục sẽ làm phát triển các chất béo trong mạch máu, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm giảm tuổi thọ.
Cholesterol cao là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm nhất.
Nguyên nhân gây ra cholesterol cao có thể bao gồm di truyền, chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động và tiền sử gia đình… Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác như bệnh tiểu đường và bệnh tuyến giáp cũng có thể dẫn đến tăng cholesterol. Đồng thời, stress kéo dài ảnh hưởng đến mức cholesterol một cách nghiêm trọng.
Dấu hiệu cholesterol cao biểu hiện ở "vòng 3"
Các chuyên gia tại Cleveland Clinic đã chia sẻ rằng một trong những biểu hiện "đáng chú ý và đặc trưng" của việc cholesterol tăng cao chính là sự đau rát trong khu vực "vòng 3". Bạn có thể trải qua cảm giác đau nhức ở khu vực mông, nhưng không phải liên tục. Bạn có thể cảm nhận những cơn đau này như cơn chuột rút, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút rồi tự giảm đi. Chúng thường xuất hiện trong quá trình vận động và giảm đi khi bạn nghỉ ngơi.Ngoài việc đau cách hồi ở mông, dấu hiệu này còn lan sang chân nếu mức cholesterol trong cơ thể báo động sẽ cao. Ban đêm, triệu chứng đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, bạn có thể nhận thấy rằng chân có cảm giác lạnh hơn, da chân có sự thay đổi màu sắc, dễ bị nhiễm trùng và xuất hiện các vết thương không lành. Đau cách hồi ở mông là một dấu hiệu sớm dễ dàng nhận biết khi mức cholesterol tăng cao.
Ngoài các dấu hiệu trên, dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khác khi bạn bị cholesterol cao:
- Cảm giác đau ngực: Cảm thấy đau hoặc nặng ngực có thể xảy ra khi các mảng bám tắc nghẽn động mạch trong tim. Đây cũng là triệu chứng của bệnh mạch vành.
- Mệt mỏi: Những người mắc bệnh cholesterol cao thường cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, do tim không cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể.
- Trục trặc trí nhớ và giảm khả năng tập trung: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ cholesterol cao có thể ảnh hưởng đến chức năng của não, dẫn đến mất trí nhớ và khả năng tập trung suy giảm trong các hoạt động hàng ngày.
- Tình trạng sưng nướu và chảy máu chân răng có thể xảy ra do mức cholesterol cao, gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của nướu răng.
- Cảm giác đau đớn ở vùng cổ và đầu, cùng với triệu chứng mệt mỏi, có thể xuất hiện do sự cản trở trong lưu thông máu.
Giảm nguy cơ cholesterol cao như thế nào?
Cholesterol cao là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đòi hỏi bạn phải nghiêm túc tìm cách phòng ngừa. Cách phòng ngừa cholesterol cao giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. Theo các chuyên gia, bạn cần thay đổi lối sống một cách khoa học để giảm nguy cơ cholesterol cao.Trước tiên, cần thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Bạn nên hạn chế việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol, đồng thời tăng thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, hoa quả, và ngũ cốc nguyên hạt... Ưu tiên sử dụng chất béo thực vật với lượng thích hợp, đặc biệt là không nên sử dụng quá nhiều muối.
Bên cạnh đó, việc tập luyện đều đặn cũng rất quan trọng. Hãy nỗ lực vận động hàng ngày bằng cách đi bộ nhanh, chạy, bơi lội hoặc thường xuyên thực hiện yoga... Với mục tiêu kiểm soát cholesterol tốt hơn, cả những người thừa cân hoặc béo phì cũng nên áp dụng chế độ giảm cân.
Hãy duy trì thói quen ăn uống điều độ và thường xuyên tập thể dục để phòng ngừa bệnh tật.
Với trường hợp nặng, cần điều khiển mức cholesterol trong máu sớm, phương pháp điều trị hiệu quả là sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, nên kết hợp chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh để hạn chế hấp thu cholesterol và tăng cường quá trình chuyển hóa cholesterol.