Uống đủ nước hàng ngày rất quan trọng để hỗ trợ tất cả các chức năng của cơ thể, bao gồm tiêu hóa và trao đổi chất, loại bỏ chất thải, duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường và giữ cho các cơ quan và mô khỏe mạnh. Tuy nhiên,
1. Uống nước lạnh ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
BS. Đào Trần Tiến, Phó khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết, trong thời tiết nắng nóng, một số người cho rằng uống nước lạnh có thể không tốt cho sức khỏe. Thực tế là việc ăn uống đồ lạnh hoặc kem trong thời tiết nóng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và có thể gây hại cho sức khỏe.Những người mắc các bệnh liên quan đến thực quản hoặc ống dẫn thức ăn như co thắt tâm vị nên hạn chế uống nước lạnh. Một nghiên cứu năm 2012 đã chỉ ra rằng việc uống nước lạnh có thể làm tăng triệu chứng của những người mắc chứng co thắt tâm vị. Thay vào đó, những người bị tình trạng này nên chuyển sang uống nước ấm để làm dịu và nhuận tràng, giúp thức ăn và đồ uống dễ dàng đi qua ống dẫn thức ăn.
Thường xuyên uống nước lạnh có thể làm co thắt các mạch máu trong dạ dày, ruột, gây thiếu máu cho niêm mạc và làm giảm chức năng tiêu hóa.
Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2001 đã chỉ ra rằng uống nước lạnh có thể gây đau đầu cho một số người. Nhóm nghiên cứu đã báo cáo rằng 7,6% các người tham gia nghiên cứu đã bị đau đầu sau khi uống 150 ml nước lạnh. Họ cũng đã phát hiện ra rằng những người có tiền sử đau nửa đầu có nguy cơ bị đau đầu sau khi uống nước lạnh gấp đôi so với những người không bị đau nửa đầu.
Nhiều người tin rằng việc tiêu thụ đồ uống và thực phẩm lạnh có thể gây đau họng hoặc cảm lạnh. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, uống nước lạnh cũng có thể làm cho những người nhạy cảm dễ mắc bệnh viêm họng.
Về mặt vật lý, nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn, làm cho việc hấp thu qua ruột của các phân tử nước trở nên khó khăn. Do đó, khi uống nước lạnh, dù cơ thể đã được cung cấp nước nhưng vẫn cảm thấy khát do không đủ nước được hấp thu. Một khía cạnh khác là nước lạnh còn có tác dụng làm co mạch máu và gây ra những rối loạn nhất định.
Đã có những báo cáo rải rác về những trường hợp hiếm khi người ta uống đồ uống lạnh trong những ngày nắng và sau đó bị ngất. Các chuyên gia y tế cho rằng đây có thể là một căn bệnh không liên quan đến nhiệt độ nước uống, mà là một tác động lên hệ thần kinh.
2. Những ai không nên uống nước lạnh trong ngày nắng nóng?
Một số nhóm người không nên uống nước lạnh bao gồm:- Những người đang sốt: Những người đang bị sốt do nhiễm khuẩn như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng... không nên tiêu thụ nước lạnh vì nhiệt độ lạnh có thể làm co mạch máu, làm giảm khả năng đề kháng của niêm mạc miệng và họng, gây ra tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt: Uống nước lạnh sẽ gây co bóp các mạch máu nhỏ trong vùng khoang chậu, gây đau bụng kinh và thậm chí làm mất máu do sự cung cấp máu không đủ.
Phụ nữ trong những ngày "đèn đỏ" nên tránh uống đồ lạnh.
- Trẻ em và người cao tuổi: Chức năng tiêu hóa của người cao tuổi giảm sút, cùng với đó là khả năng hấp thụ cũng suy giảm. Uống nước lạnh trong trường hợp này có thể gây rối loạn tiêu hóa và mắc một số bệnh về đường ruột. Trẻ em cũng gặp vấn đề tương tự, vì đường ruột và dạ dày chưa hoàn thiện. Cho trẻ nhỏ uống nước lạnh có thể gây tiêu chảy, đau bụng và các bệnh đường ruột. Cha mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lạnh.
- Người mắc bệnh đường tiêu hóa: Những bệnh nhân mắc các bệnh như viêm đại tràng, loét dạ dày, tá tràng, viêm đường ruột... nếu uống nước lạnh, các mạch máu nhỏ trong dạ dày và ruột sẽ co lại, gây thiếu máu niêm mạc và làm giảm chức năng tiêu hóa cũng như khả năng sát khuẩn, dễ gây nhiễm khuẩn tiêu hóa.
- Bệnh nhân tim mạch: Uống nước lạnh có thể làm co các mạch máu cung cấp cho tim, gây rối loạn nhịp tim, đau cơ tim, và tăng huyết áp...
- Người làm việc ngoài trời nhiều và ra nhiều mồ hôi: Khi làm việc dưới ánh nắng mặt trời oi bức, khi mồ hôi ra nhiều, mọi người thường cảm thấy khát và thèm uống một cốc nước lạnh để giảm nhiệt. Tuy uống nước lạnh có làm cảm giác thoải mái nhưng không giúp giảm đi cảm giác khát, vì trong nước lạnh, các phân tử nước gắn kết với nhau mạnh, khó thẩm thấu vào tế bào, do đó, tế bào vẫn khát dù đã uống nước lạnh. Ngoài ra, nếu bị quá nắng hoặc nắng nóng, mồ hôi không thể tiết ra được, cơ thể sẽ không thể tản nhiệt, dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể.
Xem thêm video đang được quan tâm