Gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2003, Bobby đã nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực tã bỉm cho mẹ và bé. Để đạt được vị thế vững chắc trên thị trường hiện nay, Bobby đã thành công trong việc chiếm trọn trái tim của các bà mẹ bỉm sữa thông qua các chiến dịch marketing đầy ấn tượng. Vậy, chiến lược marketing của tã giấy Bobby có gì đặc biệt?
Giới thiệu tổng quan về thương hiệu Bobby
Bobby là một thương hiệu tã trẻ em được Unicharm sản xuất, đây là một trong những thương hiệu hàng đầu về tã trẻ em tại Nhật Bản. Với hơn 20 năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, Bobby đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình Việt cho trẻ nhỏ. Trước khi tìm hiểu về chiến lược marketing của tã giấy Bobby, hãy cùng nhìn nhận tổng quan về thị trường của thương hiệu này.
Khách hàng mục tiêu của bỉm Bobby là các gia đình có trẻ nhỏ, đặc biệt là các bà mẹ đang cho con sử dụng bỉm. Với khoảng hơn 1,5 triệu trẻ em được sinh ra mỗi năm, quy mô của tập khách hàng mục tiêu này đối với Bobby có thể thấy là khá lớn và tiềm năng.
Phân tích nhóm khách hàng mục tiêu của Bobby cho thấy, do thu nhập cùng đời sống tăng cao, nhu cầu của các bà mẹ đối với các sản phẩm dành cho trẻ ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, cả về số lượng và chất lượng. Họ sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn để sử dụng các loại tã giấy mang lại sự thoải mái cho con. Theo khảo sát từ YouNet, những yếu tố mà các bà mẹ bỉm quan tâm nhiều nhất khi chọn tã cho con là chất lượng (31.2%), giá cả (16.4%), kênh phân phối (9.2%),...
Ngoài ra, các bà mẹ ngày càng mở lòng chia sẻ và tích cực thảo luận trên các trang mạng xã hội để tìm hiểu về sản phẩm bỉm phù hợp cho con. Các điểm thảo luận sôi nổi nhất của phụ huynh bao gồm trang thương mại điện tử, fanpage của các nhà bán lẻ, fanpage của các thương hiệu, Hội nhóm cha mẹ,... Đặc biệt, chia sẻ từ các hotmom, KOLs,... là các nguồn thảo luận tự nhiên mà nhiều bà mẹ bỉm chú ý.
Tiềm năng thị trường ngày càng tăng cao, ngành mẹ và bé trở thành một lĩnh vực hết sức hấp dẫn cho các thương hiệu trong và ngoài nước. Trong đó, đối thủ cạnh tranh của Bobby đều là những thương hiệu nổi tiếng trong ngành như Huggies (thuộc Kimberly Clark), Pamper (thuộc Procter & Gamble), Merries (thuộc KAO), Moony (thuộc Unicharm)... Cùng với Bobby, những thương hiệu này chiếm tới 90% thị phần khi thảo luận về chủ đề tã bỉm trên mạng xã hội.
Đặc biệt, các thương hiệu trong ngành hàng tã bỉm luôn chú trọng vào việc lắng nghe thị trường và nâng cấp sản phẩm. Các nhãn hàng không ngừng đổi mới, giới thiệu các dòng sản phẩm mới với tính năng độc đáo, hiện đại, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các bà mẹ. Trong số đó, có một số dòng sản phẩm nổi bật đã được ra mắt trong những năm gần đây như Huggies Gold (2018), Bobby Extra soft dry (2018), Moony Natural (2019), Huggies bọc kén con tằm (2019), Unidry Premium (2020), Goon Premium (2019), Pampers giữ dáng (2019), Huggies Platinum (2019),...
Phân tích mô hình SWOT của tã giấy Bobby
Điểm mạnh
Bobby sở hữu nguồn lực tài chính vững chắc từ công ty mẹ Unicharm, do đó, các chiến lược marketing của tã giấy Bobby không gặp nhiều hạn chế về chi phí.
Với tư cách là một thương hiệu đã tồn tại lâu năm, Bobby đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định. Đồng thời, nhãn hàng cũng có hệ thống phân phối đa dạng và lan rộng từ online đến offline.
Thương hiệu tã giấy Bobby đã xây dựng được danh tiếng trên thị trường trong suốt hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam. Với sự uy tín hàng đầu tại thị trường Nhật Bản, Bobby không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm mới đa dạng. Nhờ những thành tựu này, thương hiệu đã giành được lòng tin và sự tin cậy từ người tiêu dùng Việt Nam. Điều này cũng là một lợi thế quan trọng được tận dụng trong chiến lược marketing của tã giấy Bobby.
Ma trận SWOT của tã giấy Bobby
Cơ sở vật chất tiên tiến: Bên cạnh đó, Bobby còn sở hữu một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với các thiết bị và công nghệ sản xuất tiên tiến đến từ Nhật Bản.
Nguồn nhân lực tiềm năng: Đặc điểm đáng chú ý của tã giấy Bobby là nguồn nhân lực nội bộ với đội ngũ phát triển sản phẩm chất lượng, bộ phận Marketing chuyên nghiệp và nhiều tiềm năng khác,...
Điểm yếu
Mức giá: Bobby được đánh giá là thương hiệu tã bỉm có giá thành cao hơn so với trung bình thị trường.
Về chất lượng: Có một số người dùng cho biết họ chưa hài lòng với các sản phẩm tã bỉm Bobby do một số vấn đề như keo dán của tã gây ra tiếng động lớn khi tháo, băng dán không đảm bảo chắc chắn,....
Cơ hội
Nhu cầu mua sắm tăng cao trên thị trường: Với việc có hàng triệu trẻ em được sinh ra hàng năm, nhu cầu về tã bỉm cho trẻ cũng ngày càng tăng cao. Hơn nữa, phụ huynh ngày càng quan tâm đến chất lượng và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để mua tã bỉm.
Mở rộng kênh mua sắm trực tuyến: Sự phát triển của nhu cầu mua sắm trực tuyến cùng với sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử đã tạo ra cơ hội tăng trưởng doanh thu hấp dẫn. Các kênh mua sắm trực tuyến cũng giúp các thương hiệu đáp ứng nhanh chóng và thuận tiện nhu cầu mua sắm của các bà mẹ có con nhỏ.
Sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin đã tạo ra xu hướng số hóa, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc vận hành và thực hiện chiến lược marketing.
Mức độ cạnh tranh trong ngành cao: Mặc dù Bobby là một nhãn hàng đã khẳng định được vị thế trên thị trường Việt Nam, tuy nhiên, vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ lớn như Pamper, Huggies, Moony,... Ngoài ra, còn tồn tại nhiều hành động cạnh tranh không lành mạnh về mặt giá cả, gây bất lợi cho thương hiệu Bobby. Vì vậy, chiến lược marketing của Bobby cần phải giữ vững độ phủ, củng cố nhận diện thương hiệu và bảo vệ thị phần.
Ngày nay, người tiêu dùng trở nên khắt khe và nhạy cảm hơn bao giờ hết. Một hành động nhỏ có thể khiến họ không hài lòng và gây ra khủng hoảng truyền thống đối với thương hiệu bất kỳ.
Tình trạng làm giả sản phẩm cũng đang diễn ra phổ biến. Nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật đã làm giả các sản phẩm bỉm của Bobby và bán chúng với giá rẻ và chất lượng kém. Hậu quả của việc này là gây ra thiệt hại lớn về doanh thu và uy tín cho thương hiệu Bobby.
>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Pampers – ngôi sao sáng nhất trong lòng các bà mẹ
Phân tích chiến lược Marketing của tã giấy Bobby
Chiến lược Marketing về sản phẩm của Bobby
Trong chiến lược sản phẩm của thương hiệu tã giấy Bobby, sự tập trung chủ yếu đặt vào chất lượng, bao gồm độ mềm mỏng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Điều này có vai trò quan trọng trong việc xác định chiến lược marketing của nhãn hàng, đặc biệt đối với các mẹ bỉm - nhóm khách hàng mục tiêu, bởi họ rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm khi lựa chọn tã giấy cho con.
Đặc biệt, Bobby luôn sử dụng những chiến lược đặc biệt để nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này giúp nhãn hàng phát triển và giới thiệu những dòng sản phẩm mới đáp ứng nhiều phân khúc thị trường khác nhau.
Chiến lược Marketing về giá của Bobby
Giá cả là một trong những yếu tố làm cho chiến lược marketing của tã giấy Bobby trở nên đặc biệt hơn so với các thương hiệu khác trên thị trường. Đặc biệt, Bobby không tính chi phí cho việc tiếp thị và quảng cáo trong giá thành sản phẩm. Thay vì vậy, Bobby tận dụng lợi nhuận để thực hiện các hoạt động marketing. Ngân sách tiếp thị sẽ chiếm từ 20% đến 30% lợi nhuận mà doanh nghiệp đã thu được trước đó.
Với chất lượng sản phẩm từ Nhật Bản, Bobby đáng giá với giá thành tương đối cân bằng hoặc chỉ cao hơn một chút so với mức trung bình của thị trường. Do đó, thương hiệu này có lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả.
Chiến lược Marketing về phân phối của Bobby
Bobby có một mạng lưới phân phối rộng khắp, trải đều trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, Bobby sử dụng hai kênh phân phối chính là kênh phân phối trực tiếp và kênh bán hàng thông qua các đại lý.
Đối với kênh bán hàng thông qua đại lý, Bobby áp dụng kênh phân phối cấp 2. Cụ thể, Bobby sẽ phân phối sản phẩm của mình đến các đại lý hoặc nhà bán buôn, sau đó nhà bán buôn sẽ tiếp tục phân phối sản phẩm cho các nhà bán lẻ. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các nhà bán lẻ.
Bobby cũng tập trung vào việc phân phối sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị trên toàn quốc. Đội ngũ nhân viên chuyên trách của thương hiệu này được đào tạo để quản lý việc bán và tiêu thụ sản phẩm tại các siêu thị.
Đối với kênh phân phối trực tiếp, Bobby chủ yếu tập trung vào các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada,… và đều có kênh Mall – Gian hàng chính hãng. Điều này đáp ứng nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng, đặc biệt là các bà mẹ trẻ luôn mong muốn có trải nghiệm mua sắm tiện lợi và nhanh chóng mà không cần phải đến cửa hàng trực tiếp.
Chiến lược tiếp thị của tã giấy Bobby được triển khai trên nhiều kênh truyền thông khác nhau nhằm tăng cường và duy trì sự nhận biết về thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Các kênh này bao gồm quảng cáo trên truyền hình, Digital marketing và OOH Marketing với việc sử dụng hàng loạt Pano và Billboard.
Chiến lược quảng cáo của tã giấy bobby
Ngoài ra, để củng cố uy tín thương hiệu và tăng cường niềm tin của người tiêu dùng, nhãn hàng đã tiến hành một loạt hoạt động PR - Quan hệ công chúng. Thương hiệu của tã giấy bobby đã xuất hiện trên nhiều bài viết PR trên các trang báo nổi tiếng trong ngành mẹ và bé như Afamily, Kenh14, Sức khỏe & Đời sống,....
Ngoài ra, Bobby còn tổ chức nhiều sự kiện hội nghị khách hàng, thiết lập các tổng đài tư vấn về chăm sóc mẹ và bé, tổ chức giới thiệu sản phẩm tại các điểm hỗ trợ,... Thương hiệu này cũng thường tổ chức các ngày hội để tri ân khách hàng, ví dụ như ngày hội của mẹ vào năm 2014.
Bên cạnh đó, Bobby còn rất nhạy bén trong việc bắt kịp các xu hướng marketing mới, như làn sóng Tik Tok. Ví dụ, Bobby đã từng tổ chức một chiến dịch quảng cáo trên Tik Tok cho sản phẩm "Tã quần Bobby lõi nén thần kỳ 3mm", phối hợp với những Hot Mom nổi tiếng vào năm 2022.
>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Nutifood: “Big 4” của ngành sữa Việt Nam
Lời kết