Bán lẻ (Retail) là gì? Các loại hình bán lẻ (Retailer) trong Marketing

(2 Đánh giá)
Bán lẻ (Retail) là gì? Các loại hình bán lẻ (Retailer) trong Marketing

Giải thích khái niệm/định nghĩa về bán lẻ (retail), nhà bán lẻ (retailer). Các tiêu chí để phân loại nhà bán lẻ. Các loại mô hình nhà bán lẻ phổ biến trong Marketing.

Khái niệm bán lẻ (Retail)

Bán lẻ (Retail) là gì?

Bán lẻ (Retail hay Retailing) là một loại hoạt động trong kinh doanh mà trong đó, người bán phân phối trực tiếp sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Nhà bán lẻ, người bán lẻ (Retailer) là gì?

Nhà bán lẻ, người bán lẻ (Retailer) là từ ngữ ám chỉ những tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ.

Ví dụ:

Chuỗi cửa hàng bán lẻ Thế giới di động .com và Điện máy xanh .com

Chuỗi cửa hàng thegioididong.com và dienmayxanh.com

Chuỗi cửa hàng bán lẻ Vinmart+ / Winmart+

Chuỗi cửa hàng Vinmart+ (đang trong quá trình đổi tên thành Winmart+)

Chuỗi cửa hàng bán lẻ Coop Mart

Chuỗi siêu thị Coopmart

Chuỗi cửa hàng bán lẻ Head Honda

Chuỗi cửa hàng Head Honda

Chuỗi cửa hàng bán lẻ dịch vụ - tiệm hớt tóc 30 shine

Chuỗi tiệm dịch vụ hớt tóc 30 Shine

Chuỗi cửa hàng bán lẻ Phong Vũ

Chuỗi cửa hàng Phong vũ

Phân loại nhà bán lẻ: Các loại hình bán lẻ phổ biến trong Marketing

Các tiêu chí phân loại nhà bán lẻ

Có 5 tiêu chí phổ biến dùng để phân loại nhà bán lẻ, bao gồm dịch vụ đi kèm, dòng sản phẩm, giá cảcơ cấu tổ chứcphương thức tương tác.

Các bạn có thể điểm qua các loại hình nhà bán lẻ phổ biến trong Marketing thông qua sơ đồ dưới đây:

Bán lẻ là gì? Các loại hình nhà bán lẻ phổ biến trong Marketing

Tiêu chí Dịch vụ đi kèm

Tiêu chí đầu tiên để phân loại nhà bán lẻ chính là dịch vụ đi kèm - dịch vụ mà nhà bán lẻ sẽ cung cấp cho bạn khi bạn mua một/hay nhiều sản phẩm/dịch vụ tại cửa hàng đó. Ví dụ, bạn mua một máy tính xách tay tại một cửa hàng bán đồ công nghệ, bạn có thể được hỗ trợ cài đặt các phần mềm bên trong máy tính xách tay đó miễn phí.

Các loại mô hình bán lẻ phân theo tiêu chí dịch vụ đi kèm

Dựa vào tiêu chí này, bạn có thể phân các nhà bán lẻ thành 3 loại: Cửa hàng Tự phục vụ (self-service), cửa hàng dịch vụ hỗ trợ (limited service) và cửa hàng dịch vụ cao cấp (full service).

Cửa hàng bán lẻ tự phục vụ

KFC là ví dụ điển hình cho cửa hàng bán lẻ tự phục vụ

KFC là ví dụ điển hình cho cửa hàng bán lẻ tự phục vụ

Các cửa hàng áp dụng cơ chế tự phục vụ hầu hết là những cửa hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện lợi, đóng gói sẵn, thường thấy ở Việt Nam như siêu thị (Coopmart, Big C, Lotte Mart...), cửa hàng bách hóa, tiện lợi (Vinmart, Circle K, Family Mart...) hay cửa hàng thức ăn nhanh (KFC, Burger King, Lotteria...). Tại đây, khách hàng gần như không được cung cấp bất kỳ dịch vụ đi kèm nào, tự mình lựa chọn hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ và tự mình dọn dẹp (trong trường hợp tiêu thụ sản phẩm tại chỗ).

Cửa hàng bán lẻ dịch vụ hỗ trợ

Khách mua hàng tại điện máy xanh được hỗ trợ dịch vụ bởi đội ngũ nhân viên

Khách mua hàng tại điện máy xanh được hỗ trợ dịch vụ bởi đội ngũ nhân viên

Các cửa hàng áp dụng cơ chế dịch vụ hỗ trợ có thể kể đến như chuỗi cửa hàng thegioididong.com, dienmayxanh.com, Nguyễn Kim, Phong vũ... Tại đây, khách hàng sẽ cung cấp những dịch vụ đi kèm nhưng ở mức giới hạn, như tư vấn trong quá trình lựa chọn mặt hàng, giao hàng & lắp đặt, bảo hành & bảo trì...

Cửa hàng dịch vụ cao cấp

Khách hàng được hưởng nhiều dịch vụ cao cấp khi mua hàng tại showroom BMW

Các cửa hàng áp dụng cơ chế dịch vụ cao cấp khá ít và khó tiếp cận đối với người tiêu dùng phổ thông. Đa số những nhà bán lẻ này đều hướng đến người tiêu dùng các sản phẩm cao cấp và chuyên biệt cho một thương hiệu duy nhất ví dụ như nhà hàng cao cấp, showroom ô tô Mercedes, BMW..; cửa hàng đồ nội thất cao cấp... Tại đây, khách hàng sẽ được cung cấp đầy đủ các dịch vụ xuyên suốt quá trình mua và tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất như chăm sóc & bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật, training sử dụng, phục vụ nước & thức ăn miễn phí... bên cạnh tư vấn, bảo hành & bảo trì, giao hàng, lắp đặt...

Dòng sản phẩm

Dòng sản phẩm là tiêu chí tiếp theo để phân loại một nhà bán lẻ. Với nền kinh tế thị trường có tính chất ngày càng cạnh tranh như hiện nay, lựa chọn dòng sản phẩm/dịch vụ để kinh doanh cũng mang tính chiến lược cao, góp phần không nhỏ trong hiệu quả kinh doanh của nhà bán lẻ đó trên thương trường. Có những nhà bán lẻ kinh doanh rất nhiều loại mặt hàng, dòng sản phẩm, nhưng cũng có nhiều cửa hàng chỉ kinh doanh giới hạn một số dòng sản phẩm nhất định.

Các loại nhà bán lẻ phân theo tiêu chí dòng sản phẩm

Cửa hàng chuyên dụng (Specialty Store)

Các cửa hàng sản phẩm/dịch vụ chuyên dụng (Specialty Store) luôn có số lượng dòng/chủng loại sản phẩm ít (thậm chí duy nhất 1 thương hiệu), tập trung phục vụ 1 số nhu cầu nhất định của người tiêu dùng.

Ví dụ:

Cửa hàng bán lẻ Apple Store: Chuyên bán các sản phẩm công nghệ đến từ duy nhất thương hiệu Apple).

Cửa hàng Apple Store: Chuyên bán các sản phẩm công nghệ đến từ duy nhất thương hiệu Apple).

Ví dụ khác:

  • Cửa hàng Gaming Gear: Chuyên bán các thiết bị công nghệ phục vụ nhu cầu chơi game).
  • Nhà sách (Fahasha, Nguyễn Văn Cừ...): Chuyên bán mặc hàng sách & văn phòng phẩm.
  • Các cửa hàng bán nhạc cụ (trên đường Nguyễn Thiện Thuật...): Chuyên bán các loại nhạc cụ và phụ kiện chơi nhạc.
  • Các hiệu thuốc tây, chuỗi cửa hàng Pharmacity.
Cửa hàng tạp hóa/bách hóa (Department Store)

Cửa hàng tạp hóa/bách hóa thường bán khá nhiều loại mặt hàng và dòng sản phẩm, với đa số nhằm phục vụ những nhu cầu thường ngày của người tiêu dùng như ăn uống, nấu nướng, giặt giũ, vệ sinh, sức khỏe... với quy mô đa dạng.

Ví dụ:

Cửa hàng bán lẻ bách hóa xanh

Chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh

Ví dụ khác:

  • Các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ
  • Chuỗi cửa hàng Vinmart+ (Winmart+)
  • Chuỗi cửa hàng The Guardian
Siêu thị (Supermarket)

Siêu thị là các cửa hàng với vô số chủng loại mặt hàng và dòng sản phẩm, phục vụ đa dạng những nhu cầu của người tiêu dùng từ các nhu cầu thiết yếu như ăn mặc, dọn dẹp... đến các nhu cầu sở thích như nhà hàng, shopping, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe...

Ví dụ:

Chuỗi cửa hàng bán lẻ Coop Mart

Chuỗi siêu thị Coop Mart

Ví dụ khác:

  • Chuỗi siêu thị Big C
  • Chuỗi siêu thị E-mart
  • Chuỗi siêu thị Lotte Mart
  • Chuỗi siêu thị Mega Market (Metro)
Cửa hàng tiện lợi (Convinience store)

Cửa hàng tiện lợi là mô hình bán lẻ mới xuất hiện vào những năm gần đây, trong đó chủng loại mặt hàng gần giống như tạp hóa, nhưng bổ sung thêm những mặt hàng "tiện lợi" như mì trộn, cơm nắm, cơm chiên, gà rán, lẩu, bánh mì que... được chế biến tại chỗ và nhanh chóng.

Ví dụ:

Hệ thống cửa hàng bán lẻ tiện lợi Circle K

Hệ thống cửa hàng Circle K

Ví dụ khác:

  • Hệ thống cửa hàng Family Mart
  • Hệ thống cửa hàng Ministop
Cửa hàng Superstore

Đây là mô hình bán lẻ chỉ phổ biến ở các nước phương Tây, là sự kết hợp giữa cửa hàng khuyến mãi (discount store) và siêu thị (supermarket). Tại đây, người tiêu dùng có thể tìm mua vô số mặt hàng với đa dạng chương trình khuyến mãi, giảm giá. Một điểm đặc trưng thường thấy tại các cửa hàng Superstore là sự có mặt của nhiều chủng loại sản phẩm chuyên biệt (Best Buy, Home Depot, Petco, Bed Bath & Beyond). Điều này khiến tạo nên sức hút mạnh mẽ hơn đối với người tiêu dùng so với những mô hình bán lẻ truyền thống khác.

Ví dụ:

Cửa hàng SuperTarget - Loại hình bán lẻ superstore

Cửa hàng SuperTarget - Loại hình bán lẻ superstore

Tiêu chí Giá cả

Giá cả là tiêu chí thứ 3 trong các tiêu chí phân loại nhà bán lẻ. Ngoài việc tác động đến biên độ lợi nhuận, việc định giá giúp nhà bán lẻ hướng đến các đối tượng người tiêu dùng khác nhau, phù hợp với định hướng chiến lược Marketing của từng nhà bán lẻ. Theo tiêu chí này có thể phân nhà bán lẻ thành: cửa hàng khuyến mãi (Disocunt store), cửa hàng Factory outlets, Warehouse clubs.

Cửa hàng khuyến mãi (Discount store)

Cửa hàng khuyến mãi là mô hình bán lẻ không mấy phổ biến ở Việt Nam, nhưng lại khá phổ biến ở các nước phương tây. Các cửa hàng này chuyên bán các mặt hàng thường xuyên được khuyến mãi, giảm giá với biên độ lợi nhuận trên mỗi sản phẩm thấp hơn nhưng số lượng bán ra nhiều hơn. Đặc điểm của những cửa hàng này là luôn có kho dự trữ hàng hóa có sức chứa lớn.

Ví dụ:

Walmart - Thương hiệu nổi tiếng của loại hình cửa hàng bán lẻ khuyến mãi (discount store)

Walmart - Thương hiệu nổi tiếng của loại hình cửa hàng bán lẻ khuyến mãi (discount store)

Ví dụ khác:

  • Target
  • Kohls
Cửa hàng cao cấp (Premium store)

Cửa hàng bán lẻ cao cấp chuyên bán những mặt hàng hướng đến đối tượng người tiêu dùng có điều kiện tài chính cao, với mức giá luôn cao, bù lại, nhận được những sản phẩm có chất lượng tốt, thương hiệu uy tín, dịch vụ chăm sóc chu đáo.

Ví dụ:

Supreme - Hệ thống bán lẻ nổi tiếng bởi giá không thể chát hơn

Supreme - Hệ thống bán lẻ nổi tiếng bởi giá không thể chát hơn

Ví dụ khác:

  • Chuỗi cửa hàng Nhà Xinh (chuyên bán đồ nội thất cao cấp)
  • Chuỗi nhà hàng buffet D'Maris

Tiêu chí Cơ cấu tổ chức

Cửa hàng tư nhân, cá thể

Cửa hàng tư nhân, cá thể là mô hình bán lẻ phổ biến nhất ở Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của loại hình bán lẻ này khá đơn giản, từ một cá nhân cho đến vài người vận hành công việc kinh doanh. Đại diện cho loại hình này là các cửa tiệm tạp hóa nhỏ lẻ, các tiểu thương ở các chợ, những người bán hàng rong, các quán ăn gia truyền...

Chuỗi cửa hàng của cùng một doanh nghiệp

Đây là mô hình bán lẻ mà trong đó, một doanh nghiệp đứng ra bỏ vốn xây dựng, tổ chức và vận hành một hay chuỗi (nhiều) cửa hàng bán lẻ.

Ví dụ:

Chuỗi cửa hàng bán lẻ Thế giới di động .com và Điện máy xanh .com

Chuỗi cửa hàng thegioididong.com thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thế giới di động (MWG)

  • Chuỗi cửa hàng dienmayxanh.com
  • Chuỗi siêu thị Coop Mart, Big C
  • Chuỗi cửa hàng dịch vụ viễn thông Mobifone
Chuỗi cửa hàng nhượng quyền

Nhượng quyền là một hình thức kinh doanh nở rộ gần đây, khi giúp thúc đẩy sự phát triển của một thương hiệu nhanh gấp nhiều lần so với mô hình kinh doanh truyền thống. Tương tự với nhượng quyền bán lẻ, một cá nhân, tổ chức có thể mua nhượng quyền để kinh doanh/vận hành một cửa hàng bán lẻ của riêng mình dưới một thương hiệu đã có sẵn trước đó.

Ví dụ:

Cửa hàng bán lẻ nhượng quyền KFC

Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như KFC, Domios, McDonald's

Ví dụ khác:

  • Chuỗi quán cà phê Highland
  • Chuỗi cửa hàng Circle K

Tiêu chí Phương thức tương tác

Phương thức tương tác bao gồm phương thức khách hàng tiếp cận được với sản phẩm/dịch vụ của nhà bán lẻ, phương thức cửa giao tiếp (tư vấn & trao đổi giữa khách hàng và nhà bán lẻ),  phương thức mua hàng, phương thức giao hàng.

Cửa hàng Offline (100%)

Cửa hàng Offline (100%) là mô hình bán lẻ mà trong đó, nhà bán lẻ luôn có một địa điểm bán hàng vật lý xác định, và khách hàng bắt buộc phải di chuyển đến địa điểm này khi cần mua hàng. Quá trình tư vấn sẽ được thực hiện trực tiếp. Hàng hóa sẽ được giao tại chỗ hoặc thông qua dịch vụ giao hàng.

Ví dụ điển hình:

Cửa hàng tạp hóa - Nhà bán lẻ 100% offline

Các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ

Ví dụ khác:

  • Các tiệm hớt tóc, gội đầu
  • Nhà hàng buffet
Cửa hàng Online (100%)

Cửa hàng Online (100%) là những cửa hàng không có địa điểm bán hàng ngoài đời thực, thay vào đó, khách hàng khi muốn tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ sẽ thông qua website, sàn thương mại điện tử, ứng dụng di động, gọi điện, nhắn tin đặt hàng. Hàng hóa/dịch vụ sẽ được vận chuyển đến địa chỉ của người mua.

Ví dụ:

Nhà bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử

Các cửa hàng trên sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki, Amazon...

Cửa hàng kết hợp giữa Online và Offline

Cửa hàng kết hợp giữa Online và Offline là mô hình bán lẻ mà trong đó nhà bán lẻ áp dụng các phương thức tương tác Online lẫn Offline.

Ví dụ:

Cửa hàng cellphoneS - Mô hình nhà bán lẻ kết kết hợp giữa Online và Offline

Chuỗi cửa hàng CellphoneS cho phép khách hàng đặt hàng Online, thanh toán trực tuyến hoặc COD

Chuỗi cửa hàng Domio's Pizza cho phép khách hàng đặt hàng Online, qua điện thoại rồi giao hàng tận nơi, hoặc tới lấy hàng tại cửa hàng.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Bán lẻ (Retail hay Retailing) là một loại hoạt động trong kinh doanh mà trong đó, người bán phân phối trực tiếp sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Nhà bán lẻ, người bán lẻ (Retailer) là từ ngữ ám chỉ những tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ. Ví dụ: Chuỗi cửa hàng thegioididong.com và dienmayxanh.com, Chuỗi cửa hàng Vinmart+ (đang trong quá trình đổi tên thành Winmart+), Chuỗi siêu thị Coopmart.
Có 4 tiêu chí phổ biến dùng để phân loại nhà bán lẻ, bao gồm dịch vụ đi kèm, dòng sản phẩm, giá cảcơ cấu tổ chức.
Mới nhất