8 sai lầm thường gặp khi mắc cúm hoặc cảm lạnh mà bác sĩ đã vạch trần, vì sao bệnh không khỏi được?

8 sai lầm thường gặp khi mắc cúm hoặc cảm lạnh mà bác sĩ đã vạch trần, vì sao bệnh không khỏi được?

Mặc dù cúm và cảm lạnh thường không nguy hiểm, nhưng chúng có thể làm khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày Bài viết này tiết lộ 8 sai lầm phổ biến khi mắc cúm hoặc cảm lạnh, khiến bệnh kéo dài Hãy thay đổi thói quen, tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ và tuân thủ các quy tắc đơn giản như ngủ đủ giấc, không lạm dụng thuốc kháng sinh, ăn đúng bữa, tránh hút thuốc và uống đủ nước để đẩy lùi cúm và cảm lạnh một cách hiệu quả

Cúm, cảm lạnh là những căn bệnh về đường hô hấp do virus gây ra, thường gặp hơn vào mùa đông. Mặc dù hiếm gặp, chúng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng về hô hấp, nhiễm trùng thứ phát hoặc nhiễm khuẩn, và trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là nếu bệnh kéo dài. Ngay cả khi không có biến chứng, cúm và cảm lạnh cũng gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, nhiều người thường cho rằng chúng là "bệnh nhẹ" nên không quan tâm đến việc phòng và điều trị. Bác sĩ Shimona B. Thakrar (Hoa Kỳ) đã chỉ ra 8 sai lầm khi mắc cúm, cảm lạnh có thể làm bệnh trở nên nặng hơn và kéo dài mãi không khỏi mà chúng ta cần tránh. Đó là:

1. Không chịu thay đổi thói quen sinh hoạt

Lời khuyên từ Shimona B. Thakrar là không nên ép cơ thể phải hoạt động như lúc bạn khỏe mạnh, đáp ứng mọi thói quen sinh hoạt. “Mặc dù không nghiêm trọng nhưng vấn đề sức khỏe này vẫn cần thời gian để giải quyết. Cơ thể bạn cần năng lượng để đối phó với virus cảm lạnh hoặc cúm.

Hơn hết, hãy ưu tiên việc nghỉ ngơi, tốt nhất là hủy bỏ kế hoạch đi làm hoặc đi học trong vài ngày để bệnh mau khỏi, thay vì phải nghỉ lâu hơn sau đó khi bạn bị ốm nặng hơn. Bên cạnh việc cho cơ thể thời gian và điều kiện phục hồi, bạn cũng sẽ tránh việc lây lan bệnh cho người khác” - bà nói.

2. Không muốn nhờ tới bác sĩ hay dùng thuốc

Thực tế, rất nhiều người coi cảm lạnh và cúm chỉ là "bệnh nhẹ". Họ thường chịu đựng cho đến khi bệnh qua đi mà không dùng thuốc hoặc chỉ dùng theo thói quen, tự mua tại nhà thuốc. Tuy nhiên, điều này có thể làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn, hoặc không được điều trị triệt để và kéo dài, thậm chí còn gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ Shimona B. Thakrar cho biết: "Thường thì khi bị cảm lạnh thông thường, bạn không cần phải đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu của cúm, như sốt cao, đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc kháng vi-rút như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza). Nếu dùng thuốc trong vòng 48 giờ đầu khi bị bệnh, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng và thời gian bệnh kéo dài chỉ còn 1 hoặc 2 ngày".

3. Ngủ không đủ

Một sự thật quan trọng là bạn cần có đủ giấc ngủ, đặc biệt là cần nhiều hơn khi bị cảm lạnh hoặc cúm. "Đừng tiết kiệm giấc ngủ khi bạn đang mắc cúm hoặc cảm lạnh. Thiếu ngủ sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, làm cho việc chống lại bệnh nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, nó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm cho bệnh trở nên nặng hơn, cùng với thời gian phục hồi kéo dài hơn" - Bác sĩ Shimona B. Thakrar giải thích.

8 sai lầm thường gặp khi mắc cúm hoặc cảm lạnh mà bác sĩ đã vạch trần, vì sao bệnh không khỏi được?

Ngủ đủ giấc rất quan trọng để cơ thể phục hồi sau khi mắc cảm lạnh, cúm. (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ cho thấy những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị bệnh cao gấp 4 lần so với những người ngủ ít nhất 7 giờ. Vì vậy, hãy đi ngủ sớm và ngủ trưa ngắn trong ngày. Khi bị cúm, cảm lạnh, giấc ngủ ban đêm càng trở nên quan trọng và nhớ đảm bảo môi trường đủ ẩm để giảm triệu chứng ho, khó chịu về đêm.

4. Lạm dụng thuốc kháng sinh.

Theo bác sĩ Shimona B. Thakrar, việc sử dụng kháng sinh ngay khi bị cúm, cảm lạnh thông thường là không cần thiết. Thậm chí,lạm dụng chúng có thể khiến tình trạng của bạn tồi tệ hơn.

“Đơn thuốc đó sẽ không làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt vi khuẩn, còn cảm lạnh và cúm là do virus gây ra. Gần 1/3 số đơn thuốc kháng sinh là không cần thiết. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy và phản ứng dị ứng. Nó cũng góp phần gây ra một vấn đề sức khỏe toàn cầu to lớn: kháng kháng sinh. Đó là lúc vi khuẩn đã quen với thuốc nên không còn tác dụng nữa” - bà nhắc nhở.

5. Bỏ bữa, ăn không đúng bữa

“Khi bị ốm, bạn có thể không cảm thấy thèm ăn, nhất là khi cổ họng khó chịu nhưng điều quan trọng là phải ăn thứ gì đó. Calo và chất dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cho các tế bào miễn dịch tấn công virus cảm lạnh và cúm. Kết quả là bạn có thể khỏe lại nhanh hơn” - Shimona B. Thakrar nói.

Ngoài ra, bà nhấn mạnh rằng người bị cúm, cảm lạnh càng phải ăn đúng giờ, không bỏ bữa chính và ăn thêm bữa phụ. Điều này giúp cơ thể không yếu đi, mắc thêm các rối loạn tiêu hóa khác và đủ dinh dưỡng để phục hồi nhanh hơn. Bà gợi ý rằng khi bị cúm, cảm lạnh có thể chọn ăn súp gà ấm. Nghiên cứu cho thấy rằng món ăn này giống như “bài thuốc cổ điển”, làm giảm nhiều triệu chứng khó chịu do cảm lạnh và cúm.

6. Hút thuốc, uống bia rượu

Không hiếm các trường hợp không thể ngừng uống bia rượu, hút thuốc khi bị cảm lạnh hay cúm. Trong số đó có người thì cho rằng chúng chỉ là “bệnh vặt” nên không có gì đáng lo. Một số khác thậm chí còn cho rằng bia rượu và thuốc giúp đỡ mệt mỏi, dễ ngủ và từ đó giúp nhanh khỏi bệnh, chí ít là thấy thoải mái vì làm điều mình thích.

Tuy nhiên, bác sĩ Shimona B. Thakrar cảnh báo rằng những thói quen này sẽ làm cho cơn cảm lạnh của bạn trở nên nặng hơn và kéo dài. Bà nói: "Hút thuốc làm tổn thương phổi và kích thích cổ họng của bạn, điều này có thể làm cho các triệu chứng của cảm lạnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy ngưng hút thuốc, shisha, hoặc thuốc lá điện tử... và tránh xa khói thuốc thụ động".

Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng rượu có thể làm mất nước và kích hoạt phản ứng viêm, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Nó cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, làm trì hoãn quá trình phục hồi. Do đó, người bị cảm lạnh hoặc đang ốm nên tuyệt đối kiêng rượu và đồ uống có cồn".

7. Uống không đủ nước

Khi cổ họng bạn đau, việc nuốt chất lỏng sẽ không dễ dàng và điều này khiến nhiều người lười uống nước hơn. Trong khi đó, uống nhiều nước hơn là điều cần thiết khi bạn bị cảm lạnh hay cúm.

8 sai lầm thường gặp khi mắc cúm hoặc cảm lạnh mà bác sĩ đã vạch trần, vì sao bệnh không khỏi được?

Ngoài nước ấm, bạn có thể uống thêm trà thảo mộc khi bị cúm, cảm lạnh để nhanh khỏi (Ảnh minh họa)

8. Căng thẳng và dễ tức giận

Bác sĩ Shimona B. Thakrar cho biết: "Khi cơ thể bạn đủ nước, chất nhầy trong cơ thể sẽ bị phân tán và các tắc nghẽn cũng sẽ được loại bỏ. Điều này cũng giúp giảm đau đầu, tăng cường hệ miễn dịch và giảm ho. Hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ lượng nước hàng ngày. Nếu muốn có hiệu quả cao hơn, hãy sử dụng nước ấm hoặc các loại trà thảo mộc. Các loại súp giàu dinh dưỡng không quá đặc cũng là một lựa chọn tốt để tăng cường hệ miễn dịch và giảm mệt mỏi".

8. Căng thẳng và dễ tức giận

Việc cảm thấy mệt mỏi có thể khiến bạn thay đổi thói quen sinh hoạt, bỏ dở công việc hoặc học tập và dễ dẫn đến tư duy tiêu cực, dễ cáu kỉnh. Tuy nhiên, những cảm xúc này chỉ làm tình trạng sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn và kéo dài hơn thôi.

Theo bác sĩ Shimona B. Thakrar: "Một loại hormone mà cơ thể bạn tạo ra khi bạn căng thẳng, tức giận sẽ gây khó khăn cho hệ thống miễn dịch. Nó cũng làm tăng tình trạng viêm, có thể khiến tình trạng nghẹt mũi của bạn trở nên tồi tệ hơn. Hãy cố gắng tập trung vào việc thư giãn và phục hồi, bạn có thể sớm trở lại bình thường".

Bác sĩ cũng nhắc nhở rằng, cảm lạnh và cúm đều là bệnh về đường hô hấp do virus gây ra, nên phòng ngừa sẽ tương tự nhau. Cách tốt nhất để phòng ngừa là tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng và tập thể dục thường xuyên.

Nguồn và ảnh: webMD, Healthline, Daily Mail