Có một số cách giúp bạn hỗ trợ quá trình đốt cháy mỡ và phát triển nội tiết tố khi ngủ.
Tăng cường chất lượng giấc ngủ
Trong quá trình ngủ, hãy tạo ra một không gian tối nhất có thể hoặc sử dụng mặt nạ ngủ. Ánh sáng mờ có thể kích thích cơ thể tiết ra hormone Melatonin, một loại hormone không chỉ giúp cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn mà còn kích thích sự sản xuất hormone tăng trưởng.
Ngoài ra, việc giảm nhiệt độ trong phòng cũng có thể giúp tạo ra một môi trường lý tưởng để ngủ. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiệt độ trong khoảng từ 18 - 20 độ có thể giúp người dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Nhịn ăn gián đoạn là một phương pháp ăn kiêng được chia thành hai chu kỳ liên tiếp, trong đó một chu kỳ là thời gian nhịn ăn kéo dài ít nhất 12 tiếng hoặc hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nhịn ăn gián đoạn có thể cải thiện hormone tăng trưởng, tăng khả năng tự chữa lành của tế bào và tăng hiệu quả đốt cháy chất béo trong quá trình ngủ vào ban đêm.
Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến nhất là tập trung dùng tất cả các bữa ăn trong ngày vào buổi sáng và đầu giờ chiều, sau đó nhịn ăn trong phần còn lại của ngày.
Có 3 loại "nhịn ăn gián đoạn" thường được ưa chuộng bao gồm: Chế độ ăn theo tỷ lệ 16/8, chế độ ăn Eat-Stop-Eat (nhịn ăn trong 24 giờ, 1-2 ngày mỗi tuần) và chế độ ăn 5:2.
Theo các phân tích tổng hợp, thực hiện các bài tập toàn thân cường độ cao ngắt quãng như HIIT có thể cải thiện giấc ngủ và tăng cường hiệu quả đốt cháy mỡ thừa. Để đạt được hiệu quả đốt cháy mỡ trong khi ngủ, bạn có thể thực hiện một số bài tập toàn thân cường độ cao trong suốt ngày.
Trước khi đi ngủ, hạn chế ăn quá nhiều và uống quá nhiều nước. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn quá muộn có thể gây xáo trộn trong nhịp sinh học, ảnh hưởng tiêu cực đến sự điều chỉnh mức đường trong máu và quá trình chuyển hóa chất béo, khó khăn trong việc đốt cháy mỡ thừa vào ban đêm.
Hơn nữa, việc ăn no trước khi đi ngủ có thể gây ra hiện tượng ợ nóng và khó tiêu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và cảm giác mệt mỏi vào ngày hôm sau. Vào buổi tối, chỉ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá và ăn đủ 7 phần. Đồng thời, khoảng cách giữa bữa tối và giờ đi ngủ nên ít nhất là 3 giờ. Nếu bạn ăn quá muộn, hãy tránh đi ngủ ngay lập tức. Ăn tối muộn càng nên giảm lượng thức ăn tiếp nhận.
Trước khi đi ngủ, cũng không nên uống quá nhiều nước để tránh việc phải thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh, gây gián đoạn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như niacin (vitamin B3), arginine, kẽm, magie, vitamin D3,... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng hormone, nâng cao chất lượng giấc ngủ, phục hồi cơ thể và giúp đốt cháy mỡ hiệu quả trong giấc ngủ.
3 thói xấu cần tránh làm vào ban đêm tránh tăng cân
1. Uống rượuDù trên thị trường vẫn có một số loại rượu được quảng cáo là tốt cho sức khỏe tim mạch và giúp thư giãn cơ thể, tuy nhiên uống một cốc rượu trước khi đi ngủ có thể làm tăng lượng đường và calo trong máu, từ đó dẫn đến tăng vòng eo và cân nặng.
trước khi đi ngủ cũng là một thói quen phổ biến ngày nay.
Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất hormone melatonin, làm rối loạn nhịp sinh học và gây khó khăn trong việc vào giấc ngủ. Khi xảy ra tình trạng này, não sẽ phát tín hiệu cần tiêu thụ thêm năng lượng và đường để duy trì hoạt động, từ đó kích thích sự thèm ăn.
Đồng thời, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng trở nên khó khăn hơn, gây khó khăn trong việc hình thành mô cơ và dễ dàng tích tụ mỡ cho cơ thể.
Khi xem phim hoặc chương trình truyền hình vào buổi tối, thường dễ bị cuốn hút và ăn vặt những đồ không tốt cho sức khỏe như bim bim, khoai tây chiên,... Điều này có thể dẫn đến việc nạp vào cơ thể lượng calo quá lớn trong thời gian không tập trung, đặc biệt là vào ban đêm - thời điểm không có nhiều hoạt động để tiêu thụ năng lượng, dẫn đến tích tụ mỡ thừa.
Nguồn và ảnh: Ettoday, Eatthis, Pinterest